Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên không tránh khỏi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, không để vượt cấp, Bộ Tài chính đã chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn, thư.
Bộ Tài chính giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố cáo, chú trọng tiếp công dân
Nguồn: Bộ Tài chính

Số lượng đơn thư liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp vẫn lớn

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng qua, Bộ Tài chính đã tiếp nhận 1.446 đơn khiếu nại, trong đó có 1.024 đơn thuộc thẩm quyền. Nội dung đơn khiếu nại tập trung chủ yếu liên quan đến việc vi phạm trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu doanh nghiệp; thu thuế, ấn định thuế không đúng quy định...

Đồng thời, Bộ Tài chính đã tiếp nhận 2.718 đơn tố cáo, trong đó có 789 đơn thuộc thẩm quyền. Nội dung đơn tố cáo chủ yếu liên quan đến việc một số công ty bảo hiểm bán bảo hiểm qua kênh đối tác ngân hàng không đúng quy định của pháp luật; sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính… Phần lớn đơn tố cáo là đơn trùng lặp, không ghi tên, không có chữ ký, không ghi địa chỉ rõ ràng, nội dung tố cáo chung chung, không có bằng chứng, chứng cứ cụ thể.

Đơn cử như đối với cơ quan Thuế, một số người nộp thuế chưa có ý thức cao trong việc quan tâm, nghiên cứu tìm hiểu các văn bản pháp luật về thuế. Vì thế, khi có sự thay đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới, mặc dù cơ quan thuế có tổ chức tập huấn theo quy định nhưng người nộp thuế tham gia chưa đầy đủ hoặc có tham gia nhưng chưa tập trung tiếp thu hết nội dung được tập huấn. Từ đó, dẫn đến thực hiện sai quy định pháp luật về thuế (như vi phạm trong thực hiện kê khai thuế do không nắm rõ quy định pháp luật,...) khi cơ quan Thuế phát hiện xử lý thì gửi đơn khiếu nại. Có tình trạng gửi đơn tố cáo không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến cơ quan, tổ chức.

Theo báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính, từ đầu năm đến nay, số lượng đơn thư liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp vẫn lớn. Đa phần đơn thư có nguyên nhân từ việc không hoặc chậm được thanh toán gốc, lãi; trái phiếu trong vụ án đã khởi tố, dẫn đến tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc gửi đơn yêu cầu Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) can thiệp với cơ quan điều tra hoặc tổ chức phát hành để được hoàn trả tiền gốc, lãi. Trong khi đó, UBCKNN không quản lý, cấp phép, không có thẩm quyền và khả năng can thiệp buộc hoàn trả tiền gốc lãi trái phiếu. Do vậy, UBCKNN chỉ có thể xem xét nội dung, xác định thẩm quyền, phân loại và chuyển đơn đến cơ quan điều tra, tổ chức phát hành hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác để được xem xét, giải quyết.

Chú trọng công tác tiếp công dân

Ông Trần Huy Trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, để hạn chế các khiếu nại, tố cáo, nhất là khiếu nại, tố cáo vượt cấp, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành duy trì, thực hiện tốt hoạt động của số điện thoại đường dây nóng, hòm thư điện tử và bộ phận một cửa để tiếp nhận, giải quyết kịp thời các kiến nghị, vướng mắc, phản ảnh, tố cáo của người dân, đơn vị, tổ chức. Đồng thời, Bộ Tài chính đã yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành Tài chính làm tốt công tác tiếp công dân; đối thoại với người dân, doanh nghiệp.

Trong 9 tháng qua, Bộ Tài chính đã tổ chức tiếp công dân tại trụ sở 535 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Cụ thể, cơ quan Bộ Tài chính tiếp 50 lượt người. Cấp tổng cục (các cơ quan tổng cục, các cục và chi cục ở địa phương) tiếp 485 lượt người.

Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ đều được tiếp đón, hướng dẫn tận tình, chu đáo và xem xét giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Tài chính, nhiều vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng quy định pháp luật, nhưng người dân, doanh nghiệp vẫn tiếp tục khiếu nại lên cấp trên hoặc chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ mới; không thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.

Dự báo đến cuối năm 2024, nếu các kiến nghị của công dân chậm được giải quyết thì tình hình khiếu nại, tố cáo còn phức tạp, như: các kiến nghị của công dân, số trái chủ, chủ sở hữu trái phiếu đã mua của một số tập đoàn đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam một số lãnh đạo (FLC, Vạn Thịnh Phát...); kiến nghị của một số công dân gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng nhưng lại bị chuyển thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ tại một số công ty bảo hiểm cùng với việc thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thể phục hồi ngay trong năm 2024. Bên cạnh đó là việc chậm trả nợ gốc, lãi trái phiếu có thể tiếp tục gia tăng với áp lực tập trung năm 2024, 2025...

Ông Trần Huy Trường cho biết, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục theo dõi, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp có trái phiếu đến hạn lớn và nhóm các doanh nghiệp có khó khăn trong thanh toán nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn; yêu cầu các doanh nghiệp ưu tiên mọi nguồn lực, có trách nhiệm đến cùng về việc thanh toán đầy đủ nghĩa vụ trái phiếu theo hợp đồng đã ký kết và đảm bảo an ninh trật tự. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trên thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, trường hợp cần thiết chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát tổng thể, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sửa đổi quy định pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán có liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, công tác quản lý, giám sát thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, chia sẻ thông tin để các bộ, ngành phối hợp quản lý và thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật tiếp tục được tăng cường.

Chi Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.

Tin khác

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Bộ Tài chính vừa ký Tuyên bố về Thỏa thuận đa phương giữa các nhà chức trách có thẩm quyền (CbC MCAA) nhằm trao đổi Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbC) với các quốc gia đối tác, thành viên Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam.
Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công, cụ thể là trụ sở làm việc; xe ô tô; máy móc thiết bị. Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính chủ trì hội nghị.
Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Kiểm tra công tác tổng kiểm kê tài sản công tại 16 địa phương

Sau khi thực hiện kiểm tra công tác chuẩn bị, tổng kiểm kê tài sản công tại các bộ, ngành thực hiện sáp nhập và không sáp nhập, các hội, Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản) tiếp tục tổ chức hội nghị kiểm tra công tác này tại 16 địa phương.
Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính để bảo vệ người tiêu dùng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP quy định tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 14/2 vừa qua đã có một số bộ, địa phương thực hiện tốt công tác tổng kiểm kê tài sản công và đạt tiến độ nhanh.
Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ yêu cầu sắp xếp lại văn phòng đại diện, nhà khách của bộ, cơ quan trung ương tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1011/VPCP-CN gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất là văn phòng đại diện, nhà khách của các bộ, cơ quan trung ương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động