Bộ Tài chính: Ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Bộ Tài chính: Ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội
Bộ Tài chính: Ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội. Ảnh: TL
Siết giảm chi, tinh giảm biên chế

Theo ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính, trên cơ sở Luật NSNN, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn, nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bố dự toán chi thường xuyên NSNN thực hiện theo Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách năm 2025, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ Nhà nước đã ban hành, nhất là các chính sách chi cho con người, chi an sinh xã hội.

Đối với kinh phí trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, dự toán trên cơ sở quy định tại các nghị định có liên quan, như Nghị định số 77/2024/NĐ-CP, Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, Nghị định số 55/2023/NĐ-CP… của Chính phủ. Đối với kinh phí chi trả đối tượng hưu do NSNN bảo đảm, dự toán trên cơ sở Nghị định số 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, chi tiết sự nghiệp bảo đảm xã hội, sự nghiệp y tế.

Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, đối với các nội dung sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên cơ sở vật chất, thực hiện theo Thông tư số 65/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Dự toán chi thường xuyên năm 2025 nguồn NSNN của cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể xây dựng gắn với việc triển khai các Kết luận 28-KL/TW về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Kết luận số 40-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026 của Bộ Chính trị.

Dự toán chi hoạt động năm 2025 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định. Trong đó, không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2024 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 (không bao gồm quỹ lương và không bao gồm kinh phí cắt giảm, tiết kiệm 5% theo Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Năm 2025, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương

Theo Bộ Tài chính, mức NSNN hỗ trợ hoạt động chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp công lập nhóm 3, nhóm 4 năm 2025 bao gồm cả kinh phí NSNN hỗ trợ thực hiện chính sách, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện từ ngày 1/7/2024 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Về xây dựng dự toán cải cách tiền lương, theo ông Nguyễn Minh Tân, năm 2025 tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để cải cách tiền lương theo quy định.

Trong đó: Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý) để tạo nguồn cải cách tiền lương.

Ngoài ra, nguồn cải cách tiền lương còn từ: các khoản được loại trừ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15 của Quốc hội, bao gồm 70% tăng thu thực hiện năm 2024 so dự toán năm 2024, 50% tăng thu dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo phương án đề xuất của địa phương quy định tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ; nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư; số thu được để lại theo chế độ năm 2025.

Thư Kỳ

Tin cùng chuyên mục

Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Ngành Hải quan yêu cầu tiết kiệm 5% chi thường xuyên năm 2024

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.
Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hơn 8,5 tỷ hóa đơn điện tử

Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, tính từ khi triển khai đến hết 19/7/2024, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 8,54 tỷ hóa đơn, trong đó 2,35 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,19 tỷ hóa đơn không mã. Đại diện Tổng cục Thuế cho rằng, đây là nguồn dữ liệu lớn cơ quan thuế cần thực hiện rà soát, phân tích dữ liệu, phát hiện rủi ro, phòng chống gian lận về hóa đơn điện tử để chống thất thu thuế.
21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

21.115,6 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Phân bổ chi tiết vốn đầu tư công (ĐTC) nhanh sẽ góp phần đưa tiến độ giải ngân lên nhanh. Tuy nhiên, theo báo cáo từ Bộ Tài chính, hiện vẫn còn tới 21.115,6 tỷ đồng vốn ĐTC chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2024/TT-BTC bãi bỏ một số thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực thuế.
7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%

7 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ngành thuế đạt 68,6%

7 tháng đầu năm 2024, 37/63 địa phương có tiến độ thu đạt dưới 65%. Vì vậy, thời gian tới, ngành Thuế cần tăng cường quản lý, chống thất thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao.

Tin khác

TP Hồ Chí Minh: 7 tháng, giải ngân đạt 15% số vốn được giao

TP Hồ Chí Minh: 7 tháng, giải ngân đạt 15% số vốn được giao

Tại phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và tổng kết tình hình kinh tế - xã hội trong 7 tháng được tổ chức chiều 1/8, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cho biết, 7 tháng, thành phố giải ngân vốn đầu tư công 11.804 tỷ đồng, đạt 15% số vốn được giao.
Kho bạc Nhà nước kiểm soát, giải ngân ước đạt 241.067,2 tỷ đồng vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước kiểm soát, giải ngân ước đạt 241.067,2 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2024, toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã kiểm soát, giải ngân ước đạt 241.067,2 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 33,1% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn (KHV) kéo dài và KHV 2024 Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua KBNN.
Ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh

Ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh

Triển khai chính sách tài khóa xanh tại Việt Nam được thông qua các chính sách thuế ưu tiên bảo vệ môi trường và ưu tiên chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh… Thời gian tới, cần hoàn thiện chính sách quản lý và ưu tiên sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
7 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 35% kế hoạch

7 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 35% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của cả nước đến hết tháng 7 đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Bộ Tài chính: Ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội

Bộ Tài chính: Ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Kiểm kê tài sản công: Tài sản đã đưa vào sử dụng phải được quản lý, hạch toán theo quy định

Kiểm kê tài sản công: Tài sản đã đưa vào sử dụng phải được quản lý, hạch toán theo quy định

Trên cơ sở các vấn đề phát sinh thông qua thử nghiệm kiểm kê tài sản công, Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị cần rà soát việc theo dõi, hạch toán tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện kiểm kê để bảo đảm theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2023/TT- BTC.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Xem thêm
Phiên bản di động