Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3
![]() |
Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão số 3. Ảnh: TL |
Công điện nêu rõ, bão số 3 đi qua một số địa phương đã gây hậu quả nặng nề, gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và làm đứt gẫy giao thông vận chuyển hàng hóa một số nơi. Một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống cũng như dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn, gây khó khăn cho sinh hoạt, tiêu dùng của nhân dân...
Để tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại các văn bản.
Trong phạm vi, lĩnh vực quản lý đẩy mạnh tổ chức triển khai theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời thực hiện giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.
Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ.
Công điện của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ theo chức năng, nhiệm vụ chủ động trong công tác tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đề xuất các giải pháp: đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bị đứt gãy, hạn chế nguồn cung sau bão lũ. Tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.
Chuẩn bị và tính toán kỹ các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường để tránh tác động cộng hưởng lên CPI trong thời điểm thị trường giá cả bị tác động do bão lũ.
Công điện yêu cầu các Sở Tài chính chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành để kịp thời tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá. Căn cứ điều kiện, tình hình thực tế tại địa phương để xem xét quyết định việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn khi có biến động bất thường xảy ra theo thẩm quyền và quy định pháp luật.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước chỉ đạo các cục dự trữ nhà nước khu vực bố trí lực lượng 24/24 giờ; tổ chức xuất cấp gạo, các phương tiện, vật tư cứu nạn, cứu hộ kịp thời từ các kho dự trữ quốc gia cho các tỉnh, thành phố theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, đúng quy định pháp luật./.
Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt gần 60% dự toán

Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng
Tin khác

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

EU sẽ không áp dụng các biện pháp phòng thủ về thuế và phi thuế đối với Việt Nam

Sửa đổi, bổ sung quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công
