Các địa phương phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách

Với quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi kết thúc năm, hiện nay các địa phương đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp trong giai đoạn “nước rút”này.
Các địa phương phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách
Các địa phương phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách. Ảnh: TL

Quyết liệt thực hiện hiệu quả các giải pháp

Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của TP. Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ giao sau khi điều chỉnh là trên 5.545 tỷ đồng và HĐND thành phố giao trên 7.462 tỷ đồng. Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đà Nẵng, tính đến ngày 15/12 vừa qua, toàn thành phố giải ngân được 4.685 tỷ đồng, đạt 84,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 62,8% kế hoạch HĐND thành phố giao.

Như vậy, với 45 ngày còn lại (theo quy định giải ngân vốn đầu tư theo năm ngân sách đến hết ngày 31/1/2023), TP. Đà Nẵng còn phải giải ngân 860 tỷ đồng kế hoạch trung ương giao và 2.300 tỷ đồng kế hoạch HĐND thành phố giao.

Đưa ra quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất (dự kiến đạt hơn 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao vào cuối năm tài chính), TP. Đà Nẵng đang quyết liệt thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra. UBND TP. Đà Nẵng đã yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ đạo các nhà thầu tranh thủ khi thời tiết tốt và ngày nghỉ, thi công 3 ca để đẩy nhanh tiến độ các công trình.

Tại tỉnh Bình Dương, báo cáo cho thấy, tính đến ngày 30/11 tỉnh Bình Dương mới giải ngân được 4.719 tỷ đồng, đạt 45,8% kế hoạch vốn được giao. Nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân là do vướng trong công tác thẩm định giá đất để triển khai đền bù giải phóng mặt bằng; một số công trình trọng điểm giải ngân chậm…

Để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hết ngày 31/1/2023 giải ngân đạt 95% kế hoạch, tỉnh Bình Dương đã và đang triển khai chiến dịch cao điểm 55 ngày đêm “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”. Đây cũng là nội dung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

Nỗ lực tạo mọi điều kiện cho việc giải ngân vốn

Là cơ quan thực hiện khâu cuối cùng của dự án là kiểm soát và thanh toán vốn, các đơn vị KBNN cũng đang nỗ lực tạo mọi điều kiện cho việc giải ngân vốn tại thời điểm này. Ông Nguyễn Hà Hải - Phó Giám đốc KBNN Hà Nội cho biết, xác định việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm, nên KBNN Hà Nội đã tập trung chỉ đạo chuẩn bị đủ lượng vốn để kịp thời thanh toán cho các nhà thầu theo đúng chế độ, để bảo đảm vốn thi công công trình.

KBNN Hà Nội cũng đã yêu cầu các kho bạc quận, huyện, thị xã không được để hồ sơ tồn đọng mà không có lý do, bảo đảm giải ngân vốn cho 100% hồ sơ đủ điều kiện thanh toán. “Với khối lượng công việc, số vốn còn phải thanh toán cuối năm rất lớn, vì thế KBNN Hà Nội đã bố trí cán bộ, công chức làm thêm giờ để bảo đảm thanh toán kịp thời” - ông Hải cho biết.

Còn tại Khánh Hòa, để góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, KBNN Khánh Hòa đã quán triệt đến toàn thể công chức chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương công vụ; tuân thủ thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư.

Bà Phạm Thị Hồ Lan - Giám đốc KBNN Khánh Hòa cho biết, lấy khách hàng là trung tâm, là đối tượng phục vụ, KBNN Khánh Hòa đã triển khai ứng dụng công nghệ, thống nhất đầu mối, quy trình và số hóa công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua kho bạc. Đồng thời, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh giao dịch, kiểm soát trên dịch vụ công trực tuyến để thời gian kiểm soát được rút ngắn và công khai, minh bạch hơn, giúp các chủ đầu tư, ban quản lý dự án tiết kiệm được chi phí đi lại…

KBNN Khánh Hòa cũng linh hoạt trong công tác kiểm soát chi nguồn vốn đầu tư với cơ chế "kiểm soát trước, thanh toán sau" gắn với phân cấp, giao trách nhiệm giải trình cho đơn vị sử dụng ngân sách; việc xử lý và bổ sung những dữ liệu còn thiếu của hồ sơ thanh toán được xử lý vào lần thanh toán kế tiếp. “Vì vậy mà việc thanh toán vốn đã rút ngắn thời gian từ 4 ngày xuống còn 1 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thanh toán vốn hợp pháp, hợp lệ của chủ đầu tư gửi đến” - bà Lan cho biết.

TP. Hồ Chí Minh là địa phương có tổng số vốn đầu tư năm 2022 được phê duyệt lớn nhất cả nước, nhưng hiện vẫn đang có tỷ lệ giải ngân thấp. Phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm, một trong những cách làm sáng tạo, linh hoạt đang được thành phố triển khai trong giai đoạn này là điều chuyển, ưu tiên nguồn vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân cao, cấp bách đối với yêu cầu phát triển. Ở khía cạnh thủ tục hành chính, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các sở, ngành, chính quyền các địa phương có liên quan đến dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công phải rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đạt ít nhất 30% so với quy định hiện hành.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc KBNN TP. Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh việc nỗ lực thực hiện các giao dịch kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên dịch vụ công trực tuyến giúp cho nguồn vốn đến nhanh được các công trình, KBNN TP. Hồ Chí Minh còn đẩy mạnh kiểm soát, thanh toán nguồn vốn này theo phương thức “thanh toán trước, kiểm soát sau”. Phương thức thanh toán này đã góp phần đẩy nhanh việc thanh toán, tháo gỡ một số vướng mắc, khó khăn, giúp tăng tỷ lệ giải ngân đầu tư công. Thời gian kiểm soát thanh toán vốn chỉ còn 1 ngày.

Với các giải pháp đã và đang được các địa phương thực hiện, cùng sự hỗ trợ tích cực từ phía các đơn vị KBNN khi tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác giải ngân, có thể thấy các địa phương đã đặt quyết tâm rất cao cho công tác này và đều phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất khi hết năm ngân sách./.

H.Thảo

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.

Tin khác

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động