Cần làm tốt công tác xây dựng chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công

Tham dự Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2021 và chương trình công tác năm 2022 của Cục Quản lý công sản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhấn mạnh, trong năm 2022, Cục Quản lý công sản cần làm tốt hơn nữa công tác xây dựng chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà: Quản lý tốt việc khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng
Thứ trưởng Trần Xuân Hà phát biểu tại hội nghị.

Công tác quản lý tài sản công đã đi vào thực chất

Báo cáo tại hội nghị, bà Tạ Thanh Tú – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, cho biết năm 2021, các đề án, chính sách được giao đã được Cục Quản lý công sản chủ động, nghiên cứu, tích cực xây dựng, hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền trong thời hạn được giao.

Trong đó có nhiều đề án quan trọng như: Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,…

Về công tác quản lý tài sản công, tuy dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nhiều dự định của đơn vị, song về cơ bản, các hoạt động vẫn được đảm bảo.

Có thể kể đến việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công tại các bộ, ngành, địa phương. Cục Quản lý công sản đã báo cáo Bộ Tài chính, báo cáo thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc xác định để thống nhất tiêu chuẩn, định mức xe ô tô chuyên dùng khác phục vụ nhiệm vụ đặc thù; tham gia ý kiến về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở chuyên dùng đối với 9 bộ, ngành, cơ quan trung ương,…

Liên quan đến quản lý tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, bà Tạ Thanh Tú cho biết, năm qua, Cục Quản lý công sản đã tham gia ý kiến vào đề án của 3 đơn vị; đồng thời đề nghị các bộ, ngành, địa phương tổng hợp, đánh giá tình hình sử dụng.

Cùng với đó, đơn vị tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn, cảnh báo các đơn vị sự nghiệp khi sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết cần tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật; kiểm soát chặt chẽ việc xác định giá trị tài sản, vốn góp của đối tác tham gia, tránh tình trạng “thổi giá” làm ảnh hưởng tới quyền lợi của đơn vị sự nghiệp công lập và người sử dụng dịch vụ có được từ hoạt động liên doanh, liên kết; tăng cường việc kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý,…

Trong quản lý, sử dụng nhà, đất, Cục Quản lý công sản đã trình Bộ Tài chính phê duyệt mới phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.402 cơ sở nhà, đất; phê duyệt điều chỉnh phương án đối với 149 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương. Theo đó, tính đến ngày 30/11/2021, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 29.564 cơ sở nhà, đất của khối bộ, cơ quan trung ương.

Thực hiện chủ trương của ngành Tài chính trong các hoạt động ứng phó với Covid-19, cục cũng đã triển khai các biện pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ cụ thể cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động; nghiên cứu thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp; giảm, gia hạn tiền thuê đất,…

Bên cạnh đó, Cục Quản lý công sản đã trình Bộ Tài chính, báo cáo Chính phủ chỉ đạo xử lý vướng mắc liên quan đến máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế... phục vụ phòng, chống dịch; tham gia ý kiến với Bộ Y tế trong việc tiếp nhận phương tiện máy móc, thiết bị do nước ngoài viện trợ,…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đánh giá cao những kết quả mà Cục Quản lý công sản đã đạt được trong năm qua, từ công tác hoàn thiện các văn bản, cơ chế, chính sách đến việc tham mưu cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác quản lý, sử dụng tài sản công.

Chỉ đạo những nhiệm vụ cần lưu ý trong năm 2022, Thứ trưởng cho rằng, đơn vị cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng chính sách pháp luật.

Trong đó đáng chú ý là việc rà soát các văn bản hiện hành có liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; lên phương án sửa đổi quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết,…

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng đề nghị đơn vị phối hợp với Thanh tra Bộ Tài chính, đưa nội dung về tài sản công vào chương trình thanh tra tài chính của cả ngành, lựa chọn một số chuyên đề như việc sắp xếp cơ sở nhà đất, dùng tài sản công thanh toán hợp đồng BT, tài chính đất đai,… để triển khai kiểm tra.

Việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công cũng cần được chú trọng hơn thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để nắm số liệu và xử lý.

Cũng trong thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu Cục Quản lý công sản cố gắng tham mưu giúp Bộ Tài chính, Chính phủ quản lý tốt việc khai thác, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn vì có tầm ảnh hưởng rộng.

Các nhiệm vụ khác như sắp xếp ô tô công, hướng dẫn phân định các loại xe chuyên dùng với xe dùng chung, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, bổ sung nhân lực, bồi dưỡng đào tạo thế hệ kế cận,… cũng được lãnh đạo Bộ Tài chính lưu ý Cục Quản lý công sản thực hiện...

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản đã phát biểu tiếp thu các chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Xuân Hà; đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính hơn nữa, cũng như sự hợp tác, hỗ trợ của các đơn vị liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.

Hồng Vân

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động