Chậm triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được kỳ vọng sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế năm 2023 trong giai đoạn thị trường cả trong và ngoài nước đang gặp nhiều khó khăn.

Dừng thực hiện nếu không kịp giao vốn trước 31/3/2023

Theo báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ được giao; ban hành 17/17 văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách thuộc Chương trình.

Giải ngân các chính sách hỗ trợ đến tháng 1 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 16.036 tỷ đồng, hỗ trợ lãi suất 878 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà đạt 3.744 tỷ đồng; hỗ trợ 2% lãi suất đạt hơn 134 tỷ đồng; giảm thuế, phí, lệ phí 52.623 tỷ đồng, hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất là 7,4 nghìn tỷ đồng.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội: Triển khai chậm vì đề xuất không sát thực tiễn
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồ họa: Văn Chung

Về chi đầu tư phát triển, trong tổng số vốn 176.000 tỷ đồng, Thủ tướng Chính phủ đã giao 147.138 tỷ đồng cho 94 nhiệm vụ, dự án; đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến với số vốn 14.710 tỷ đồng cho 129 dự án. Đối với số vốn 14.151 tỷ đồng còn lại: các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư, đang lấy ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ là 9.605 tỷ đồng, các dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư là 1.214 tỷ đồng, các dự án chưa được thông báo vốn là 3.332 tỷ đồng.

Nhìn chung, việc triển khai các dự án, nhiệm vụ theo Chương trình còn chậm, trong đó đặc biệt như việc triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất rất chậm so với yêu cầu đề ra, hiện mới đạt 0,2% tổng nguồn lực, khả năng không giải ngân hết trong năm 2023.

Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 sau khi sử dụng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động còn dư 2.856 tỷ đồng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa đề xuất cụ thể phương án xử lý. Bên cạnh đó, 14.151 tỷ đồng kế hoạch vốn của Chương trình chưa được Chính phủ báo cáo UBTVQH; trường hợp không giao kế hoạch trước ngày 31/3 sẽ không được tiếp tục thực hiện.

Chậm vì thủ tục, vì đề xuất không sát thực tiễn

Báo cáo tại phiên họp của UBTVQH mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc phân giao và triển khai các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất chậm, do nhiều nguyên nhân; trong đó, có 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất là phải thực hiện đúng Nghị quyết 43 về nguyên tắc, tiêu chí. Thứ hai phải thực hiện đúng thủ tục, trình tự theo quy định của Luật Đầu tư công. Thứ ba là nhiều đề xuất của một số bộ, ngành và địa phương không sát thực tiễn, thay đổi nhiều lần. Trong khi đó, Chính phủ đã có khoảng 17 Nghị quyết và Công điện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có khoảng 23 văn bản đôn đốc, nhắc nhở nhưng không triển khai được, nên không giao vốn được.

Để đẩy mạnh giải ngân các dự án, nhiệm vụ theo Chương trình trong năm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 10/NQ-CP của Chính phủ. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay, tạo điều kiện đẩy mạnh triển khai, hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí vay; dự kiến khả năng thực hiện, số tiền có thể giải ngân đến hết thời hạn của Chương trình, số tiền còn lại không sử dụng hết, đề xuất phương án xử lý.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Chính phủ cụ thể số tiền còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, đề xuất phương án xử lý.

Đối với việc phân bổ số vốn 14.151 tỷ đồng còn lại, đề nghị các bộ, cơ quan liên quan sớm có ý kiến đối với danh mục các dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư của các bộ, địa phương. Bộ Y tế và 12 địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư của các dự án theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, số vốn còn lại của Chương trình chưa giao là rất nhiều thì việc giải ngân trong năm 2023 như tinh thần Nghị quyết 43 của Quốc hội sẽ khó khăn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đặt vấn đề cần phải làm rõ vấn đề này và phải có phương án để xử lý vốn một cách phù hợp, có hiến kế để điều hòa vốn của Chương trình hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế với vốn đầu tư công.

Giải trình tại phiên họp của UBTVQH, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã nêu rõ, Chính phủ sẽ chỉ đạo theo hướng thực hiện đúng Nghị quyết số 43, Luật Đầu tư công và đôn đốc, thúc đẩy việc giải ngân. Trong thời gian năm 2022 và 2023, đặc biệt là trong năm 2023, Chính phủ sẽ tập trung giải ngân hết nguồn vốn Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Còn các nguồn vốn của địa phương và các nguồn vốn khác sẽ thực hiện ở năm 2024 và năm 2025.

"Chúng tôi cố gắng tới 31/3 phân bổ hết vốn giao cho các dự án thuộc chương trình phục hồi. Nếu bộ, ngành địa phương nào chậm thì theo Nghị quyết 43 sẽ dừng không thực hiện. Chính phủ sẽ đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chí theo Nghị quyết 43" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Tin khác

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% trong quý I/2024

Bộ Công thương vừa tổ chức họp báo công bố tình hình thương mại, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước quý I/2024. Trong đó đáng chú ý là hoạt động bán lẻ hàng hoá, kinh doanh dịch vụ tăng hơn 8% so với cùng kỳ.
Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Phê duyệt Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Luật Đất đai 2024:  Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai 2024: Phân cấp triệt để, bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi) là văn bản luật có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta. Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, VCCI chủ trì tổ chức hội thảo Luật Đất đai 2024: Những nội dung quan trọng doanh nghiệp cần biết thu hút được đông đảo doanh nghiệp tham dự.
Xem thêm
Phiên bản di động