Chính thức thực hiện quy trình thí điểm nhập khẩu dược liệu qua Chi Ma

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có Quyết định số 2221/QĐ-UBND ban hành quy trình thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma.

Giảm áp lực chống nhập lậu

Trước đó, cuối tháng 9/2021, Chính phủ đã có Nghị quyết số 111/NQ-CP đồng ý tỉnh Lạng Sơn thực hiện Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn.

Đây là tin vui cho các DN nhập khẩu, giúp giảm áp lực trong việc chống nhập lậu mặt hàng này qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tạo việc làm, ổn định đời sống cho cư dân biên giới.

Chính thức thực hiện quy trình thí điểm nhập khẩu dược liệu qua Chi Ma
Ảnh T.L

Để triển khai Nghị quyết 111, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã tích cực chuẩn bị các điều kiện liên quan tới cơ sở vật chất, quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho hoạt động NK mặt hàng dược liệu được diễn ra thông suốt.

Theo ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn, việc Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm nhập khẩu mặt hàng dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma chắc chắn sẽ giúp kim ngạch hàng hóa qua cửa khẩu này tăng cao hơn.

Đặc biệt, việc cho phép nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma là tiền đề quan trọng để trao đổi, đàm phán với Trung Quốc để một số mặt hàng nông sản, thuỷ, hải sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng của cặp cửa khẩu song phương này.

Trong Quyết định mới được ban hành, UBND tỉnh Lạng Sơn phân công rõ trách nhiệm của các lực lượng Hải quan, Biên phòng, Y tế, Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng 7, Chi cục Kiểm dịch động vật Vùng Lạng Sơn và đơn vị liên quan khác trong quá trình thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu; đảm bảo thực hiện thí điểm thành công việc nhập khẩu mặt hàng này.

Quy trình 5 bước

Theo Quyết định của UBND tỉnh Lạng Sơn, quy trình nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu song phương Chi Ma được tiến hành qua 5 bước.

Bước 1 là kiểm soát phương tiện nhập cảnh tại Barie kiểm soát số 1 (cổng tiếp giáp với Trung Quốc). Doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu thực hiện khai báo thông tin liên quan đến phương tiện vận tải, thông tin chi tiết về hàng hóa nhập khẩu, địa điểm tập kết tại kho bãi, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo quy trình thủ tục hải quan và lực lượng biên phòng; thực hiện khai báo y tế với lực lượng kiểm dịch y tế về phương tiện vận tải, khai báo y tế sức khỏe lái xe.

Bước 2 là đơn vị chức năng giám sát phương tiện vận tải hàng hóa tại kho, bãi. Doanh nghiệp kinh doanh kho bãi bố trí kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện lưu giữ hàng hóa, sang tải, kiểm tra, giám sát hàng hóa đối với mặt hàng dược liệu; phối hợp với doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu thực hiện bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải xuống kho, bãi.

Cơ quan hải quan giám sát quá trình bốc xếp hàng hóa từ phương tiện vận tải xuống kho, bãi để làm thủ tục theo quy trình; bộ đội biên phòng hướng dẫn, điều tiết, giám sát phương tiện ra - vào đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, thông thoáng trong khu vực cửa khẩu.

Bước 3 là doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu thực hiện đăng ký với lực lượng kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật theo quy định. Các lực lượng kiểm dịch y tế, thực vật, động vật tiếp nhận thông tin đăng ký từ doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu và tổ chức thực hiện theo quy định.

Bước 4, doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu xuất trình hàng hóa để các lực lượng kiểm dịch (y tế, thực vật, động vật), Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thuộc Sở Y tế và cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát và thực hiện lấy mẫu đối với các lô hàng thuộc đối tượng phải lấy mẫu theo quy định.

Bước 5 là bước xử lý kết quả kiểm dịch, kiểm nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm tra, giám định của lực lượng kiểm tra chuyên ngành, doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu xuất trình kết quả để hải quan kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ phù hợp; Bộ đội Biên phòng đối chiếu thông tin thực tế, thực hiện kiểm soát phương tiện ra khỏi cửa khẩu tại vị trí Barie kiểm soát số 1 (cổng tiếp giáp nội địa)./.

T/H

Tin cùng chuyên mục

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực.
Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.

Tin khác

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động