Nhận diện, đấu tranh mạnh tay với buôn lậu, gian lận thương mại

Dự báo năm 2023 tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới sẽ gia tăng khi dịch Covidd-19 đã được khống chế, hoạt động thông quan giữa Việt Nam và các quốc gia được “cởi mở”. Chính vì vậy, lực lượng hải quan sẽ triển khai quyết liệt các kế hoạch, biện pháp đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại.

Nhận diện thách thức trên mặt trận chống buôn lậu

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, đơn vị đã nhận diện và đang phối hợp với các đơn vị chức năng, cục hải quan tỉnh, thành phố cũng như lực lượng chức năng liên quan như công an, bộ đội biên phòng… triển khai các kế hoạch, chuyên án ngay từ đầu năm 2023.

Qua công tác theo dõi, tổng hợp tình hình và kết quả bắt giữ một số vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của ngành Hải quan cho thấy, bên cạnh phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng như khai sai tên hàng, chủng loại, số lượng, xuất xứ, trị giá hàng hóa... thì xuất hiện phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường nhằm qua mắt, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục Hải quan. Đồ họa: Văn Chung

Đáng chú ý, trên tuyến đường bộ, lợi dụng chính sách phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với luồng xanh để nhập, xuất hàng cấm, hàng có điều kiện; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, lẫn trong hàng hóa không vi phạm; đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh, chuyển cửa khẩu, vận chuyển độc lập; chuyển giá, xuất khống để hoàn thuế VAT, giả mạo chứng từ, hồ sơ hải quan…

Trên tuyến đường biển, các đối tượng đã tăng cường hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép mặt hàng có lợi nhuận cao như xăng dầu, than, khoáng sản, hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, phế liệu, hàng đông lạnh, gia cầm... sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, các chiêu thức mới, hoạt động có tổ chức như ngụy trang tàu chở hàng lậu thành khai thác thủy sản, gia cố các bồn, bể trên các phương tiện xuất nhập cảnh để che đậy việc mua bán, vận chuyển trái phép hàng lậu... Các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định, lợi dụng đêm tối, thời tiết xấu,... để sang tải sang các ghe, thuyền nhỏ đưa vào nội địa. Nhiều tàu chở hàng lậu còn dùng thủ đoạn như thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, tắt thiết bị định vị...

Với sự chủ động, cụ thể hóa và triển khai các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm, trọng điểm ở từng địa bàn, ngay trong tháng 1/2023, theo báo cáo, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 546 vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 196 tỷ đồng, số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 14,5 tỷ đồng. Đặc biệt, cơ quan hải quan đã khởi tố 2 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 3 vụ.

Tăng cường kiểm soát buôn lậu qua đường hàng không

Triên tuyến hàng không, thời gian qua cơ quan hải quan đã phát hiện thủ đoạn lợi dụng quy định về định mức miễn thuế của hành khách xuất nhập cảnh, sự phát triển của thương mại điện tử, phương thức chuyển phát nhanh, dịch vụ ký gửi hàng hóa, hành lý,… các đối tượng trong và ngoài nước đã móc nối, cấu kết hình thành các đường dây buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua các cảng hàng không quốc tế như vũ khí, chất nổ, động vật hoang dã quý hiếm, rượu, thuốc lá, các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại hàng hóa khác có trị giá cao…

Thu ngân sách 459 tỷ đồng từ chống buôn lậu

Từ ngày 16/12/2021 đến 15/12/2022, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 16.680 vụ việc vi phạm, tăng 21%, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 8.746 tỷ đồng, tăng 222 % so với cùng kỳ năm 2021; số thu ngân sách nhà nước đạt 459 tỷ đồng, tăng 58%; cơ quan hải quan khởi tố 53 vụ, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2021, chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 141 vụ án.

Điển hình, ngày 10/10/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện 4 kiện hành lý không có thẻ, chứa 463 chiếc điện thoại di động. Giữa tháng 11/2022, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện gần 26 kg ma túy được giấu trong các kiện hàng từ Đức, Mỹ về Việt Nam qua đường hàng không. Đây là lần đầu tiên Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát hiện ma túy đá và ma túy tổng hợp được vận chuyển từ Mỹ về Việt Nam với số lượng lớn.

Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, năm 2023, lực lượng hải quan sẽ tập trung kiểm soát, ngăn chặn vi phạm trên tuyến hàng không khi mà lưu lượng hành khách xuất, nhập cảnh gia tăng trở lại sau dịch Covid-19 tiềm ẩn nhiều rủi ro về vi phạm an ninh xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.

Tiếp tục triển khai các kế hoạch đấu tranh vi phạm trên tuyến hàng không, ngay từ đầu năm 2023, thực hiện Kế hoạch số 111/KH-BCĐ ngày 22/11/2022 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, Cục Điều tra chống buôn lậu đã và đang phối hợp với cục hải quan các tỉnh, thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Kiên Giang thực hiện có hiệu quả việc thu thập thông tin, dự báo tình hình, nắm chắc, nhận diện, cảnh báo những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, ma túy qua cửa khẩu cảng hàng không quốc tế.

Đồng thời, cơ quan hải quan tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đối với các cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng hóa miễn thuế; hành lý ký gửi, hành lý của hành khách xuất nhập cảnh qua các cảng hàng không quốc tế, nhất là các tuyến bay đến từ Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Nhật, Hàn Quốc, Doha, Quata, Nga, Pháp, Đức, Anh, Mỹ… Đặc biệt, lực lượng kiểm soát hải quan đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường công tác soi chiếu, phân tích hình ảnh; sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra, kiểm soát tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng trọng điểm như: vũ khí, ma túy, chất nổ, động vật hoang dã quý hiếm, hàng cấm, rượu, tiền tệ, vàng, thuốc lá, các mặt hàng tân dược, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, các loại hàng hóa khác có trị giá cao…

Xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật hải quan qua giám sát trực tuyến

Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thực hiện công tác trực ban theo phân công của lãnh đạo Tổng cục Hải quan thực hiện hiệu quả việc phát hiện, xử lý vi phạm, truy thu thuế hàng trăm triệu đồng cho ngân sách nhà nước.

Điển hình là các vụ việc như Công ty TNHH xuất nhập khẩu LBK mở tờ khai tại Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2, hàng hóa khai báo là “Thực phẩm bổ sung: Nước uống Dongsung”. Kết quả kiểm tra thực tế, doanh nghiệp khai sai mã số hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Cơ quan hải quan đã lập biên bản xử phạt hành chính gần 20 triệu đồng, truy thu thuế hơn 99 triệu đồng.

Tiếp đến là vi phạm của Công ty TNHH DV vận tải và sản xuất thương mại Việt Thành đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3, hàng hóa khai báo là “Ống chân không thụ nhiệt bằng thủy tinh phi 58mm dài 1800mm, dùng trong bình nóng lạnh hấp thụ năng lượng mặt trời”, xuất xứ Trung Quốc. Kết quả kiểm tra, công ty đã có hành vi khai báo sai số lượng dẫn đến thiếu số thuế phải nộp. Cơ quan hải quan đã xử phạt hành chính hơn 37 triệu đồng và truy thu thuế hơn 185 triệu đồng...

Qua kiểm tra, phát hiện vi phạm, Cục Điều tra chống buôn lậu đã cảnh báo các phương thức, thủ đoạn các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận thương mại, gian lận thuế để các đơn vị hải quan có biện pháp phòng ngừa.

Hải Anh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động