Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Ất Tỵ
Vụ việc dùng ô tô tải vận chuyển 25.000 bao thuốc lá lậu từ Long An về Sóc Trăng tiêu thụ bị bắt giữ cuối tháng 12/2024. Ảnh tư liệu
Ứng dụng công nghệ kiểm tra, kiểm soát hàng hóa

Ghi nhận tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) những ngày cuối năm, xe chở hàng qua lại với cường độ cao ở hai bên phía biên giới. Hàng hóa thông quan chủ yếu là nông sản như mít, xoài, thanh long và những mặt hàng phục vụ Tết.

Theo ông Trịnh Văn Quý - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn), mặc dù lượng hàng hóa cuối năm tăng cao nhưng đơn vị quản lý theo phương pháp quản lý mới. Hiện giờ, xe Trung Quốc sang sẽ chở hàng vào thẳng bãi kiểm tra hàng hóa tập trung – bãi Bảo Nguyên và ngược lại nên đã thuận tiện hơn nhiều.

Dịp cuối năm, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại cũng được tăng cường để tránh hàng cấm lộ lọt, vận chuyển trái phép qua biên giới. Việc kiểm soát hàng hóa chủ yếu bằng phương tiện máy móc, giám sát qua camera. Xác nhận hàng xuất nhập khẩu cũng qua Hệ thống cửa khẩu số. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan cửa khẩu Tân Thanh cũng phối hợp với lực lượng biên phòng tăng cường kiểm soát, kiểm tra những hầm, cốp, cabin các xe xuất khẩu, nhập khẩu qua lại biên giới. Ông Trịnh Văn Quý cho hay, việc này nhằm phòng tránh các chủ hàng lợi dụng để vận chuyển hàng cấm vào nội địa. Không chỉ phương tiện qua lại cửa khẩu, các cán bộ kiểm soát cũng gia tăng tần suất tuần tra dọc biên giới, đường mòn, lối mở để ngăn chặn vi phạm kịp thời.

Cũng trên địa bàn Lạng Sơn, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, hàng tiêu dùng phục vụ Tết có xu hướng gia tăng. Cơ quan hải quan tổ chức phân công đội theo chức năng, nhiệm vụ và từng vị trí việc làm, tăng cường kiểm soát việc chống buôn lậu hàng hóa qua lại cửa khẩu. Thời gian này, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp, chủ yếu là chủ hàng, doanh nghiệp kê khai không đúng ngành hàng, thuế suất, mã số nhập khẩu so với thực tế.

Ông Phùng Văn Ba - Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, với hàng hóa ở dạng “trà trộn”, đơn vị tập trung tăng cường thu thập thông tin, phân loại các mặt hàng có rủi ro cao để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, chuyển luồng kiểm tra thực tế nếu có nghi ngờ. Hầu hết các vụ việc phát hiện đều là lợi dụng sự thông thoáng trong thủ tục hải quan để khai sai, gian lận thuế. Với thực tế hàng hóa qua cửa khẩu Hữu Nghị chủ yếu là hàng tiêu dùng, giải pháp này mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Gian lận nhiều hơn buôn lậu

Khu vực phía Nam, càng cuối năm, buôn lậu thuốc lá điếu càng tăng đột biến và diễn biến phức tạp. Các đối tượng lợi dụng xe chở khách du lịch để vận chuyển. Hàng hóa vi phạm được đóng gói trong bao bì của hàng tiêu dùng thông thường để cất giấu, đan xen với các hàng hóa hợp pháp. Một số trường hợp lợi dụng các tuyến đường bộ liên tỉnh, liên huyện, địa bàn giáp ranh để buôn lậu thuốc lá.

Theo Trung tá Lý Hồng Khanh - Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bến Tre, nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi đã được các đối tượng buôn lậu thuốc lá lợi dụng. Ví dụ như thay đổi phương tiện liên tục trên tuyến đường. Quá trình vận chuyển luôn có người canh gác. Lực lượng chức năng phải thật cẩn trọng, tỉ mỉ bởi chỉ một chút sơ hở, bị phát hiện là các đối tượng sẽ bỏ hàng chạy và chống đối.

Không riêng Bến Tre, lực lượng chức năng các tỉnh Tây Nam đã và đang quyết liệt phối hợp, thực hiện đồng bộ công tác đấu tranh với vi phạm pháp luật về buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu. Trong đó, phối hợp liên tỉnh xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, nguồn thuốc ngoại để tập trung đấu tranh. Quan trọng nhất là không để hình thành đường dây, điểm nóng.

Ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, dịp sát Tết, lực lượng quản lý thị trường ghi nhận sự “hoành hành” của hàng giả ở cả doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ, doanh nghiệp bán hàng và người tiêu dùng. Ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho hay, đơn vị đã xây dựng những Kế hoạch đấu tranh cả dài hạn và ngắn hạn nhằm tập trung vào những địa bàn nổi cộm ở từng địa phương để đấu tranh cụ thể.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp chủ thể quyền của nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế để kiểm tra và thu hàng hóa vi phạm, nhất là các điểm nóng như đô thị lớn, thành phố lớn, chủ yếu là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Nhiều vụ việc đã bị khởi tố hình sự. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và các địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của người mua hàng.

Đối với nội bộ, ông Trần Hữu Linh cho hay, gần đây ngành quản lý thị trường đã ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Toàn ngành tập trung xử lý những tụ điểm về hàng lậu, hàng giả. Lãnh đạo Tổng cục yêu cầu các đơn vị các cấp cam kết việc không tái diễn bán hàng giả công khai trên địa bàn quản lý. Nếu để tái diễn việc hàng giả, hàng sở hữu trí tuệ bày bán công khai sẽ có hình thức xem xét trách nhiệm, điều động luân chuyển để xử lý triệt để.

Đối với lực lượng hải quan, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo toàn ngành tập trung vào một số giải pháp như chủ động sử dụng hệ thống nghiệp vụ, phối hợp trong và ngoài ngành để xác định trọng điểm đấu tranh. Đồng thời theo dõi, cập nhật các phương thức lợi dụng công nghệ, giả mạo để buôn lậu và tham mưu, đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm tạo môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhã Linh

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Tuyên dương các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội nghị tuyên dương 136 doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong năm 2023 được Bộ Tài chính tặng bằng khen; Tổng Cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh tặng giấy khen.
Xem thêm
Phiên bản di động