Chuyển giao công trình điện là tài sản công cho EVN quản lý là có cơ sở pháp lý

Thực hiện ý kiến chi đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Công văn số 8594/VPCP-KTTH ngày 24/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý; Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo Báo cáo đánh giá tác động và dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.
Chuyển giao công trình điện là tài sản công cho EVN quản lý là có cơ sở pháp lý
Chuyển giao công trình điện là tài sản công cho EVN quản lý là có cơ sở pháp lý. Ảnh: TL

Tại dự thảo, Bộ Tài chính nêu rõ, qua tổng kết đánh giá 3 năm thực hiện Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg cho thấy việc điều chuyển các công, trình điện từ cảc bộ, ngành, địa phương sang - Tập đoàn Điện lực Việt Nam có hạn chế, bất cập. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung, sửa đổi đổi cho phù hợp; mặt khác, cơ chế này có liên quan đến trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cho nên cần có văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Chính phủ (Nghị định) để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến trách nhiệm của các bộ; ngành, địa phương.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước, trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp nhận tài sản đồng nghĩa với việc Nhà nước đầu tư thêm vốn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó, việc tăng vốn, tăng tài sản được cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyên giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý để thay thế Quyết định số '41/2017/QĐ-TTg. Đây cũng là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính - tại Công văn số 8594/VPCP-KTTH ngày 24/11/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, để chuyển giao các công trình điện do Nhà nước đầu tư từ các bộ, ngành, địa phương sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý (Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg).

Sau hơn 3 năm thực hiện, trên cơ sở đề nghị của các bộ, ngành, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định điều chuyển 302 công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý. Qua tổng kết đánh giá, Bộ Tài chính thấy rằng việc triển khai Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg đã đạt được kết quả nhất định, song cũng có một số khó khăn, bất cập.

Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg là cơ sở pháp lý đề các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc chuyển giao công trình điện (do Nhà nước đầu tư) hiện do các bộ, ngành, địa phương đang quản lý sang cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, vận hành để thanh toán cho dự án BT, bán, thanh lý, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất; bị hủy hoại, hinh thức khác theo quy định của pháp luật...

Dự thảo nghị định cũng nêu rõ, mục đích việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện và tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trinh quản lý, bàn giao, tiếp nhận các công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, bảo đảm an toàn, kịp thời phục vụ việc cung cấp điện.

Quan điểm xây dựng nghị định là cần cụ thể hóa các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, bảo đảm phù hợp với đặc thù của loại tài sản công là công trình điện. Bên cạnh đó, tuân thủ các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; năm 2017, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sàn xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Luật Điện lực năm 2004 và các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trinh thực hiện, để bảo đảm việc bàn giao công trình điện sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật.

Về quá trình xây dựng nghị định, sau thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã chủ động thực hiện khảo sát, tổng kết, đánh giá tình hình bàn giao, tiếp nhận công trình điện theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg và có Báo cáo số 93/BC-BTC ngày 25/8/2021 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng kết việc thi hành pháp luật về bàn giao, tiếp nhận công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước theo Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Đồng thời, có Tờ trình số 155/TTr-BTC ngày 25/8/2021 trình Thủ tướng Chính phù về việc đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.

Ngày 24/11/2021, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 8594/VPCP- KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phù thống nhất đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.

Căn cứ nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao, quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật..., Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 75/QĐ-BTC ngày 10/01/2022 thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định của Chính phủ quy định việc chuyên giao công trình điện lả tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý. Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp để thông qua kế hoạch xây dựng Nghị định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên và cho ý kiến vào dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo Nghị định và các hồ sơ trình Chính phủ theo quy định.

Trên cơ sở ý kiến của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thào Nghị định, gửi lấy ý kiến chính thức bằng văn bản của các Bộ; cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, các tổ chức chính trị-xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương, đăng tải dự thảo trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ Tài chính và Trang Thông tin về tài sản nhà nước để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo gửi lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Theo đó, dự thảo Nghị định kết cấu gồm 6 Chương 21 Điều, bao gồm: Chương 1 Quy định chung; Chương 2 Chuyển giao công trình điện là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Chương 3 Chuyển giao công trình điện là hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong khu đô thị, khu dân cư do chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật; Chương 4 Chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước; Chương 5 Chuyển giao công trình điện được đầu tư theo hình thức đối tác công tư chuyển giao cho đơn vị điện lực quản lý theo hợp đồng dự án; Chương 6 Tổ chức thực hiện.../.

Khánh Linh

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động