Cơ quan thuế, hải quan luôn đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành nhiều chương trình, chính sách góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các chính sách đó, ngành Thuế và Hải quan đã nhanh chóng vào cuộc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tạo động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Ông Trần Thanh Quyết - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Ý tại Việt Nam (ICHAM), nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN.

PV: Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành Thuế đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đồng hành cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Ông đánh giá ra sao về công tác hỗ trợ của ngành Thuế trong thời gian qua?

Ngành Thuế, Hải quan nỗ lực, chủ động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó
Ông Trần Thanh Quyết

Ông Trần Thanh Quyết: Tôi đánh giá cao sự chủ động và linh hoạt của ngành Thuế trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Ngành Thuế đã bám sát các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính về việc triển khai các giải pháp miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Các biện pháp trên đã trực tiếp hỗ trợ nguồn lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, với việc triển khai ứng dụng thuế điện tử trên thiết bị di động (Etax Mobile) và Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cũng đã góp phần tích cực đến công tác thu ngân sách trong và sau đại dịch.

Như chúng ta thấy, đến nay đã có 36 NCCNN đăng ký, kê khai thuế thành công. Trong đó có 6 NCCNN lớn như: Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netfix, Apple đã thực hiện đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế tại Việt Nam, với tổng số thuế đã nộp hàng chục triệu USD, EUR tương đương hàng trăm tỷ đồng. Riêng Meta đã nộp 16,8 triệu Euro, Tiktok đã nộp 81,7 tỷ đồng…

Tôi cho rằng đây là tín hiệu khá tích cực. Việc thu được thuế của các NCCNN không chỉ cho thấy chúng ta khẳng định được chủ quyền quản lý thuế hoạt động kinh doanh này, mà còn cho thấy, hành lang pháp lý, cơ chế chính sách, pháp luật của chúng ta đã hội nhập sâu rộng vào quốc tế.

PV: Cũng như ngành Thuế, ngành Hải quan đã có những sáng kiến, giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm khơi thông dòng chảy thương mại, góp phần đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở lại trạng thái bình thường mới và trở thành điểm sáng của nền kinh tế, trong 2 năm đại dịch. Những nỗ lực này của ngành Hải quan được ghi nhận ra sao dưới góc nhìn của doanh nghiệp, thưa ông?

Ông Trần Thanh Quyết: Có thể nói chưa bao giờ tình trạng ách tắc, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa lại trầm trọng như trong giai đoạn dịch Covid-19. Tuy nhiên, ngành Hải quan cũng đã chứng tỏ sự chủ động và sáng tạo của mình trong việc góp phần khơi thông dòng chảy thương mại; qua đó, hạn chế các tác động tiêu cực của việc đứt gãy chuỗi cung ứng trên thị trường; giúp doanh nghiệp không quá thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu cho quá trình sản xuất, cũng như đảm bảo việc cung ứng hàng hóa đối với khách hàng và nhu cầu của thị trường.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Thế Dương

Với nhiều giải pháp linh hoạt trong việc đơn giản hóa thủ tục, ngành Hải quan cũng đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc kê khai, thông quan hàng hóa; thông qua đó tăng cường hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

PV: Để tăng tốc phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã phát đi thông điệp yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn theo tinh thần "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển". Theo ông, ngành Thuế và Hải quan cần có những giải pháp gì để thực hiện thông điệp trên của Chính phủ?

Ông Trần Thanh Quyết: Thông điệp của Chính phủ là rất rõ ràng và vai trò của ngành Thuế và Hải quan là then chốt trong việc hiện thực hóa thông điệp này. Như chúng ta biết, thuế và hải quan là hai ngành có quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy, ngoài việc chủ động, quyết liệt trong triển khai các chủ trương đúng đắn của Chính phủ vào thực tiễn thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc biệt là các kinh nghiệm thực tế của mình, hai ngành cần chủ động đưa ra các giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả.

Sau giai đoạn đại dịch, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, mỗi địa phương cũng có những đặc thù khác nhau, nên ngành Thuế và Hải quan cũng cần có sự linh hoạt, để một mặt vẫn thực hiện chủ trương của Chính phủ nhưng mặt khác, vẫn lắng nghe nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp và đồng hành hiệu quả với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện chủ trương trên.

Đặc biệt hơn, để quản lý hiệu quả các nguồn thu, thời gian tới, ngành Thuế cần nắm bắt, cập nhật đầy đủ các thông tin, chủ động và tích cực trong quá trình đàm phán và hoàn thiện các nguyên tắc cụ thể thông qua các hiệp định thuế; nhanh chóng hoàn thiện cơ chế thu thuế, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia khác để sẵn sàng ứng phó với những biến động trong giai đoạn có nhiều biến đổi này.

PV: Xin cảm ơn ông!

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.

Tin khác

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Bộ Tài chính là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân nên không tránh khỏi phát sinh khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, không để vượt cấp, Bộ Tài chính đã chú trọng công tác tiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn, thư.
Xem thêm
Phiên bản di động