Đầu tư công mở rộng là gói chính sách để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội không phải là chương trình đầu tư công mở rộng mà là chính sách để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần phải có sự đầu tư công phu hơn nữa cho chương trình này.

Phát biểu kết thúc đợt họp thứ nhất Phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong đợt làm việc này, UBTVQH đã cho ý kiến về những nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường tới. Trong đó dự kiến có 4 nội dung gồm: cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư giai đoạn 2 công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật.

Tiếp tục cho ý kiến về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây không phải là chương trình đầu tư công mở rộng mà là chính sách để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. UBTVQH đã cho ý kiến kỹ lưỡng và đề nghị cần phải có sự đầu tư công phu hơn nữa nội dung chính sách, xác định mục tiêu, phương hướng, quan điểm, nguyên tắc của việc thiết kế gói chính sách.

Việc thiết kế phải dựa trên cơ sở căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc, có nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để thực sự có giải pháp tài chính, tiền tệ tập trung phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phải có chính sách về y tế; hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động; các lĩnh vực an sinh xã hội, thị trường lao động; về đầu tư kết cấu hạ tầng. Đầu tư kết cầu hạ tầng không chỉ có hạ tầng giao thông, đồng thời làm rõ phân bổ vốn vào đâu, chỉ rõ danh mục đầu tư trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục hồi phát triển bền vững gắn với tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn tới.

Chủ tịch Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Dự kiến trong kỳ họp bất thường sẽ có 4 nội dung đã được UBTVQH cho ý kiến. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh phải đến kết thúc đợt hai của Phiên họp thứ 6 mới có thể chính thức kết luận về nội dung của kỳ họp bất thường do nội dung về gói chính sách tài khóa, tiền tệ và một số cơ chế chính sách đặc thù để phát triển TP. Cần Thơ cần được xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền và trình lại UBTVQH cho ý kiến trong đợt họp thứ hai.

Đồng thời, các nội dung khác cũng cần tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, tờ trình, báo cáo thẩm tra trên cơ sở nâng cao tối đa về chất lượng, tránh trường hợp vừa sửa luật xong đã lại phát sinh bất cập hoặc sửa điều luật này làm mâu thuẫn với điều luật khác.

Đảm bảo chất lượng nội dung mới tổ chức kỳ họp bất thường

Tán thành với các ý kiến của UBTVQH về việc tiếp tục chuẩn bị kỹ lưỡng, hoàn thiện cả về chủ trương, nội dung xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ phải đảm bảo yêu cầu chất lượng nội dung mới tổ chức kỳ họp bất thường.

Trước đó, trong phiên họp sáng 10/12, báo cáo UBTVQH về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết sau phiên họp này, đề nghị các cơ quan khẩn trương tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các nội dung đã được UBTVQH cho ý kiến. Trên cơ sở đó, Đảng đoàn Quốc hội sẽ báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về chủ trương tổ chức kỳ họp và những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị theo quy chế làm việc hiện hành. Sau khi Bộ Chính trị cho ý kiến, UBTVQH mới có căn cứ quyết định triệu tập kỳ họp.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, nếu cả 4 nội dung đủ điều kiện trình Quốc hội thì dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 3,5 ngày. Trong đó, phiên trù bị, khai mạc, trình và thảo luận ở tổ bố trí 1 ngày; thảo luận ở hội trường 2 ngày cho 4 nội dung và phiên bế mạc cùng biểu quyết thông qua là 0,5 ngày.

Có 3 phương án tổ chức kỳ họp được đưa ra: Phương án 1, dự kiến khai mạc kỳ họp vào ngày 27/12/2021, bế mạc chiều ngày 31/12/2021. Phương án 2, dự kiến khai mạc kỳ họp vào ngày 27/12/2021 và bế mạc kỳ họp vào sáng ngày 4/1/2022. Phương án 3, dự kiến khai mạc kỳ họp ngày 4/1/2022 và bế mạc kỳ họp vào sáng ngày 11/1/2022.

Về phương thức tổ chức họp, Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố. Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dự họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội. Việc biểu quyết sẽ được thực hiện qua phần mềm cài đặt trên iPad.

Nhấn mạnh các nội dung dự kiến xem xét đều là những vấn đề cấp bách, quan trọng của đất nước, nhiều ý kiến trong UBTVQH đề nghị không nên gò ép hay giới hạn cứng thời gian của kỳ họp mà cần bố trí thời gian thảo luận tại tổ và hội trường một cách hợp lý để các đại biểu Quốc hội cho ý kiến; đồng thời bố trí thời gian thích hợp để các cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội và chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng hàng đầu./.

H.Y

Tin cùng chuyên mục

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Thông báo thay đổi pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công

Từ ngày 1/3/2025, pháp nhân quản lý Trang Thông tin điện tử về Tài sản công được chuyển từ Thời báo Tài chính Việt Nam sang Báo Tài chính – Đầu tư, căn cứ theo Quyết định số 388/QĐ-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trên cơ sở hợp nhất 3 tờ báo: Thời báo Tài chính Việt Nam, Báo Đầu tư và Báo Đấu thầu thành Báo Tài chính - Đầu tư. Báo Tài chính – Đầu tư trân trọng thông báo tới quý khách hàng.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến 31/12/2026

Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng. Tại Nghị quyết, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng số 48/2024/QH15 (còn 8%).
Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Việt Nam ký thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản Mỹ

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng phái đoàn Việt Nam làm việc tại Mỹ, ký loạt thỏa thuận nhập gần 3 tỷ USD nông sản, mở rộng hợp tác nông nghiệp song phương.
5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

5 tháng, Việt Nam xuất siêu 4,67 tỷ USD

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tính chung trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 355,79 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14%, nhập khẩu tăng 17,5%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,67 tỷ USD.
Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Gần 18,4 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 5 tháng

Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt 18,39 tỷ USD, tăng mạnh 51,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng theo hướng người dân được tự do giao dịch, mua bán; tách bạch giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng.
Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% kế hoạch để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị để giải phóng mặt bằng, quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025, để thúc đẩy tăng trưởng.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương năm 2025 vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm xuống còn 4% trong năm 2025, so với mức 5% của năm 2024.
Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".
2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Xem thêm
Phiên bản di động