Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01 về chấn chỉnh, Sơn La siết chặt quản lý đất đai

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý đất đai; thực hiện công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2021; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây dựng. Từ đó siết chặt công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn.
Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01 về chấn chỉnh, Sơn La siết chặt quản lý đất đai (XB 06/01)
Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01 về chấn chỉnh, Sơn La siết chặt quản lý đất đai (XB 06/01). Ảnh: TL

Nộp 456 tỷ đồng vào ngân sách thông qua đấu giá đất

Theo đó, toàn tỉnh đã thực hiện nghiêm việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại cấp tỉnh, cấp huyện. Về các công trình, dự án đã có kế hoạch hàng năm nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với các huyện, thành phố rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 6 nghị quyết hủy bỏ 118 dự án với diện tích trên 279ha đã đăng ký trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã quá 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất; 52 dự án với diện tích trên 218ha thuộc trường hợp đã đăng ký trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện chưa quá 3 năm nhưng không thực hiện.

Công tác định giá đất, trong năm qua, tỉnh Sơn La đã ban hành 17 quyết định phê duyệt giá đất cụ thể tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện 68 dự án; 3 quyết định phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất với 3 dự án đầu tư. Tổ chức đấu giá thành công trên 11ha đất; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 456 tỷ đồng.

Công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai tiếp tục được thực hiện đúng quy trình, thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả cấp huyện. Nâng cao chất lượng hoạt động theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai. Trong năm, đã tiếp nhận và giải quyết 226 hồ sơ của tổ chức; trên 15.300 hồ sơ về đăng ký giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất; chuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp đổi, cấp lại, cấp mới GCNQSDĐ, đăng ký biến động đất đai… của các hộ gia đình, cá nhân.

Đặc biệt, trong công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, các huyện, thành phố đã lập biên bản xử lý vi phạm với 47 trường hợp, tổng tiền phạt trên 230 triệu đồng. Trong đó, thành phố Sơn La đã xử phạt 9 trường hợp vi phạm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và hủy hoại đất. Tại huyện Mai Sơn, đã xử lý vi phạm 16 trường hợp; huyện Quỳnh Nhai 18 trường hợp; huyện Bắc Yên 4 trường hợp…

Sở TN&MT cũng đã triển khai 26 cuộc thanh, kiểm tra với 128 đơn vị. Qua đó, đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, sai phạm; kiến nghị và xử lý kịp thời với những tổ chức, cá nhân có vi phạm; đã ban hành 9 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường, đất đai, nước, khoáng sản với tổng số tiền phạt trên 1 tỷ đồng.

Đạt kết quả trên do năm qua tỉnh Sơn La đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị như tập trung thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai; tổ chức theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra đã ban hành để phát hiện, kiên quyết xử lý dứt điểm các vi phạm. Cùng với đó, chủ động tiếp nhận, xử lý, chỉ đạo giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo, phản ánh của người dân về tình hình vi phạm pháp luật đất đai.

Tiếp tục rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đất đai

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quy hoạch tại khu vực trung tâm cụm xã tại một số nơi còn diễn ra, chưa được kịp thời ngăn chặn, xử lý ngay từ cơ sở. Cấp ủy cơ sở một số địa phương chưa quan tâm nhiều đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, khi phát hiện vi phạm chậm xử lý hoặc xử lý không dứt điểm.

Hệ thống chính sách pháp luật đất đai còn thiếu đồng bộ, có nội dung chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể; biên chế được giao chưa tương xứng với nhiệm vụ; cơ sở dữ liệu đất đai không đồng bộ và còn thiếu. Việc đầu tư kinh phí từ ngân sách các địa phương cho thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đất đai để hướng dẫn thi hành phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế tại địa phương. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về vi phạm pháp luật đất đai của tổ chức, cá nhân. Tiếp tục bố trí kinh phí từ nguồn thu từ đất để đo đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

Đồng thời, bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức làm công tác đất đai từ tỉnh đến xã. Sơn La xác định, đây là một hiệm vụ rất quan trọng, nhằm đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm để làm tốt công tác ngăn ngừa, phát hiện, xử lý các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trong tình hình hiện nay./.

NNK (TH)

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động