Kiên quyết thu hồi dự án treo, dự án gây lãng phí, thất thoát

Báo cáo Quốc hội mới đây liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Bộ Tài chính cho biết, đã thực hiện thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Thu về ngân sách 592 tỷ đồng

Liên quan đến việc thu hồi tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, theo Bộ Tài chính, thời gian qua đã tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, cũng như các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đẩy nhanh thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát
Đẩy nhanh thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát, thu về ngân sách nhà nước. Ảnh: TL

Theo đó, cơ quan chức năng đã thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đồng thời, các cơ quan tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, trong đó có các kết luận thanh tra theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.

Qua thống kê sơ bộ, nửa năm 2023, toàn ngành Thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.030 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 2.099 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện (chiếm 41,7% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra).

Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng đã thu hồi 592 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 34,2%), 4 ha đất; xử lý hành chính 892 tổ chức, 2.818 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 163 vụ, 114 đối tượng; khởi tố 4 vụ, 5 đối tượng.

Ngoài ra, cơ quan chức năng thực hiện ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 98 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 53,0%).

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi NSNN 5.531 tỷ đồng (tăng thu NSNN 1.501 tỷ đồng, giảm chi NSNN 4.030 tỷ đồng), giảm lỗ các doanh nghiệp 92 tỷ đồng và kiến nghị khác 6.865 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra...

Thực hiện “đến nơi, đến chốn” các kết luận đã ban hành

Cùng với việc xác định cụ thể và theo dõi đến cùng việc xử lý các công trình, dự án gây lãng phí, thất thoát, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, tại Nghị quyết số 74/2022/QH15, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Đẩy nhanh thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát
Ảnh: Minh họa.

Vừa qua, Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cả giai đoạn 2016-2021. Báo cáo giám sát đã chỉ rõ, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các bộ, ngành, địa phương đạt thấp. Nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm chưa thực hiện.

Bên cạnh việc chậm thực hiện kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi đất đai, còn tình trạng chậm sửa đổi, khắc phục các vướng mắc ở các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quản lý do các đơn vị ban hành theo thẩm quyền, làm kéo dài tác động của các vướng mắc, điểm nghẽn dẫn đến lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính công, tài sản công.

Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời, đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán.

Theo vị đại biểu này, trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quản lý nhà nước để kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Có đại biểu đề nghị Quốc hội cần tăng cường hơn nữa việc giám sát, chấp hành các kiến nghị trong Báo cáo thẩm tra hàng năm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, cũng như những kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, để các vụ việc liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được các cơ quan nhà nước chỉ ra phải được thực hiện “đến nơi, đến chốn”./.

Đảm bảo sử dụng của công tiết kiệm, hiệu quả

Báo cáo trước Quốc hội vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, hướng dẫn kiểm toán; nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và hiệu lực, hiệu quả kiểm toán đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí nói riêng.

Tổng Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tăng cường kiểm toán nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời, kiến nghị hoàn thiện, khắc phục lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách…

M. Anh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

36 khoản phí, lệ phí tiếp tục được giảm từ 10 - 50%

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 43/TT-BTC ngày 28/6/2024 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động