Để chính sách tiền tệ đa mục tiêu đạt hiệu quả, cần những chính sách bổ sung khác làm “trợ lực”

Ngân hàng Nhà nước đang phải “chèo lái” sự cân bằng trong một bối cảnh khó khăn, vừa kiềm chế lạm phát, tránh tăng trưởng bị giảm tốc mạnh khi thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để chính sách tiền tệ đa mục tiêu đạt hiệu quả, cần những chính sách bổ sung khác làm “trợ lực”
Để chính sách tiền tệ đa mục tiêu đạt hiệu quả, cần những chính sách bổ sung khác làm “trợ lực”
Để chính sách tiền tệ đa mục tiêu đạt hiệu quả, cần những chính sách bổ sung khác làm “trợ lực”. Ảnh: TL

Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế năm 2023 yếu hơn so với năm 2022

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, đến hết tháng 5/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022. Điều đó cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế năm 2023 yếu hơn so với năm 2022.

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng, tăng trưởng mới đạt khoảng 35% so với mức Ngân hàng Nhà nước đã giao. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tăng khoảng 50% mức được giao. Như vậy, cả 2 nhóm chiếm thị phần tín dụng chính vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm.

Cũng theo Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà, những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao, nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là không tránh khỏi. Ở trong nước, kinh tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng. Các điều kiện kinh doanh tiếp tục bị thu hẹp khi chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã quay đầu giảm từ mức 47,7 trong tháng 3 xuống 46,7 trong tháng 4 vừa qua. Đến tháng 5 vừa qua, PMI lại xuống mức 45.3, đánh dấu tháng thứ ba liên tiếp suy giảm.

Đại diện các ngân hàng thương mại cũng cho rằng, nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống. Vấn đề đặt ra ở đây là Ngân hàng Nhà nước phải tìm được điểm hài hòa khi vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.

Đẩy mạnh đầu tư công

Trong bối cảnh các điều kiện tài chính toàn cầu “nhiễu động”, chính sách tiền tệ trong nước cũng đối mặt với thách thức khi phải xử lý hài hòa nhiều mục tiêu được xem là mâu thuẫn nhau. Các mục tiêu hướng đến bao gồm hỗ trợ kinh tế phục hồi nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh chỉ số này trên toàn cầu tăng cao; giữ ổn định mặt bằng lãi suất đồng thời giảm áp lực mất giá mạnh của tiền đồng; vừa giữ an toàn hệ thống ngân hàng, vừa bảo đảm nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn.

Theo các chuyên gia kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đang phải “chèo lái” sự cân bằng trong một bối cảnh khó khăn, vừa kiềm chế lạm phát, tránh tăng trưởng bị giảm tốc mạnh khi thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để chính sách tiền tệ đa mục tiêu đạt hiệu quả, cần những chính sách bổ sung khác làm “trợ lực”; trong đó, giải pháp quan trọng được nhắc đến nhiều nhất là tăng cường giải ngân, hoàn thiện các cơ chế, tháo gỡ vướng mắc cần thiết để đẩy mạnh đầu tư công.

Việc giải ngân vốn đầu tư công được kỳ vọng giúp đưa dòng tiền mới vào nền kinh tế, từ đó lan tỏa và tạo tác động tích cực.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, trên thực tế, chính sách tiền tệ đa mục tiêu tác động không nhỏ đến các tổ chức tín dụng. Còn theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chính sách tiền tệ cũng đã chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng”.

Các chuyên gia cũng nhận định, việc nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ còn phụ thuộc vào kết quả tái cơ cấu kinh tế để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Không chỉ có chính sách tiền tệ mà các chính sách tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực hoạt động, cạnh tranh cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường vốn, giảm sự phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, giảm áp lực thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau trong điều hành đều có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ.

Về điều hành chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Đồng thời có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh./.

Hà Linh

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Xem thêm
Phiên bản di động