Hơn 870 tỷ đồng cho Chương trình phát triển công nghiệp đến năm 2025
Cụ thể, Quyết định số 71/QĐ-TTg (ban hành ngày 17/1/2024) sửa đổi, bổ sung khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định số 68/QĐ-TTg quy định về các nội dung Chương trình thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, từ năm 2021 đến năm 2025, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thực hiện: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các hoạt động chính của chương trình gồm: Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ; tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Đồng thời, chương trình cũng hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Các hoạt động chính: Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước; Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại; Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại.
Chương trình cũng hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu: Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Xây dựng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế; Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước; Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm...
Chương trình thực hiện xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ như: Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp và đóng tàu; Mua thông tin dữ liệu cần thiết trong và ngoài nước; Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ...
Quyết định số 71/QĐ-TTg nêu rõ, kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 từ nguồn sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách trung ương và các nguồn vốn khác dành cho các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công thương quản lý và tổ chức thực hiện dự kiến là 870,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 750,2 tỷ đồng, nguồn vốn khác là 120,5 tỷ đồng.
Hàng năm, căn cứ vào chương trình và đề xuất của Bộ Công thương, Bộ Tài chính cân đối kinh phí từ ngân sách trung ương để thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ (đối với kinh phí trung ương). Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện để bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của địa phương (đối với kinh phí địa phương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành./.
Tin cùng chuyên mục

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh
Tin khác

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Ngành thuế tiếp tục nâng cấp ứng dụng eTax, iCaNhan và eTax Mobile

Lạm phát năm 2025 diễn ra theo kịch bản nào?
