Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.

Trên 793.475 tỷ đồng đã được phân bổ

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện quy định tại Luật Đầu tư công (ĐTC), Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2025 cho các bộ, ngành, địa phương 825.922,3 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách trung ương (NSTW) 350.195 tỷ đồng và vốn ngân sách địa phương (NSĐP) 475.727 tỷ đồng.

Phân bổ vốn đầu tư công kế hoạch năm 2025 đạt trên 96%
Trên 793.475 tỷ đồng vốn đầu tư công kế hoạch năm 2025 đã được phân bổ.

Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2025 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 52.393,9 tỷ đồng.

Như vậy, tổng kế hoạch vốn ĐTC giao năm 2025 (bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng) là 878.316,2 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tổng số vốn đã phân bổ là 793.475,7 tỷ đồng, đạt 96,07% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao. Bao gồm 310.112,9 tỷ đồng vốn NSTW và 483.362,8 tỷ đồng vốn NSĐP.

Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng thì tổng số vốn đã phân bổ là trên 741.081tỷ đồng, đạt 89,7% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.

Cũng theo báo cáo từ Bộ Tài chính, trong quá trình phân bổ, các bộ, ngành và địa phương đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 116.965,06 tỷ đồng.

Hiện còn 27 bộ, ngành và 50 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Theo đó, tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 84.840,5 tỷ đồng, chiếm 10,27% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, vốn NSTW là 40.082,1 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 44.758,4 tỷ đồng.

Cho biết về nguyên nhân chưa phân bổ chi tiết hết nguồn vốn ĐTC năm 2025 được giao, Bộ Tài chính cho biết, do nhiều dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện bố trí kế hoạch vốn. Hơn nữa, hiện vẫn còn dự án chờ điều chỉnh bổ sung kế hoạch ĐTC trung hạn 2021-2025.

Đáng chú ý, hiện có một số bộ, ngành và địa phương đề nghị trả vốn (bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài) do không có nhu cầu sử dụng. Một số dự án chưa được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện; một số dự án mới chưa ký kết Hiệp định vay nước ngoài.

Về số vốn trên 2.670 tỷ đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia chưa phân bổ là do một số địa phương (Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên...) phân bổ chi tiết danh mục dự án đầu tư (không phân cấp theo cơ chế đặc thù), cụ thể là dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, do đó chưa phân bổ vốn.

Một số địa phương phân bổ đến các đơn vị trực thuộc (Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An...) nhưng hiện nay đang rà soát lại đối tượng, nội dung hỗ trợ và sẽ tiếp tục phân bổ khi đủ điều kiện theo quy định.

Vốn cân đối NSĐP chưa phân bổ là 44.758,4 tỷ đồng là do địa phương để lại phân bổ sau, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, xổ số, bội chi NSĐP.

Cần khẩn trương phân bổ hết nguồn vốn

Tại Nghị quyết số 159/2024/QH15 và số 160/2024/QH15 ngày 13/11/2024, Quốc hội yêu cầu Chính phủ “siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn”; “phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước”; “khắc phục hạn chế trong chậm triển khai thực hiện dự án ĐTC”.

Bên cạnh đó, nhằm cụ thể hóa các chỉ đạo của Quốc hội và nhanh chóng triển khai giao dự toán, sớm giải ngân vốn vào nền kinh tế ngay từ những tháng đầu năm, tại Quyết định số 1508/QĐ-TTg ngày 04/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan trung ương và địa phương: “Phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2025, danh mục và mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới trước ngày 31/12/2024”.

Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 27 bộ, ngành và 50 địa phương chưa phân bổ, hoặc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn theo thời gian quy định.

Đối với những bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch sau ngày 30/12/2024, Bộ Tài chính đã có văn bản số 458/BTC-ĐT ngày 14/1/2025 về rà soát kế hoạch đầu tư nguồn NSNN năm 2025 chưa phân bổ hết của các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương làm rõ nguyên nhân chưa phân bổ, khó khăn, vướng mắc liên quan, đề xuất phương án xử lý đối với số vốn kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2025 chưa phân bổ hoặc số vốn không còn nhu cầu sử dụng (nếu có).

Đối với một số dự án chưa đủ điều kiện phân bổ do chưa được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương căn cứ quy định tại Điều 57 Luật ĐTC năm 2024, khẩn trương quyết định theo thẩm quyền kéo dài thời gian bố trí vốn thực hiện dự án sang năm 2025 đối với các dự án đã hết thời gian bố trí vốn (nếu có) để các dự án đủ điều kiện được phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn năm 2025 theo quy định.

Các bộ, ngành, địa phương cũng cần khẩn trương triển khai Công văn số 423/BTC-ĐT ngày 14/1/2025 của Bộ Tài chính về việc đôn đốc phân bổ, nhập dự toán Tabmis và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC nguồn NSNN năm 2025 của các bộ, ngành, địa phương./.

Nhã Linh

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.

Tin khác

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động