Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản
Ảnh TL minh họa

Dự thảo quy định rõ chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Theo đó, việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản, tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và các khoản thu khác (nếu có) được quy định như sau:

Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;

Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là doanh nghiệp đấu giá tài sản;

Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản.

Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản

Theo dự thảo, Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.

Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm trình người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Nội dung chi gồm:

a) Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;

b) Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;

c) Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá);

d) Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;

đ) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.

Mức chi như sau: Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;

Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá và người cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;

Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định trên thì Hội đồng đấu giá tài sản trình tổ chức, cá nhân có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, trình người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm trình người có tài sản đấu giá thanh toán cho người cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Tin khác

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Xem thêm
Phiên bản di động