Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1
![]() |
Kiến nghị giảm 446 tỷ đồng chi phí đầu tư cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Giai đoạn 1. Ảnh: TL |
Theo đó, VEC đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phê duyệt tổng mức đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn 1 là 8.527,5 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 6.559,4 tỷ đồng; chi phí thiết bị là 254,7 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 693,5 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án là 61,5 tỷ đồng, chi phí khác là 745,2 tỷ đồng.
VEC cũng kiến nghị điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn 1. Cụ thể, trong cơ cấu nguồn vốn mới tại dự án này vốn ngân sách nhà nước là 2.000 tỷ đồng; vốn VEC huy động 6.527,5 tỷ đồng (vốn điều lệ VEC 800 tỷ đồng, trái phiếu công trình 2.400 tỷ đồng, VEC huy động từ các nguồn vốn hợp pháp 3.327,5 tỷ đồng).
Tại các Quyết định của Bộ GTVT số 2278/QĐ-BGTVT ngày 9/8/2010 và số 4156/QĐ-BGTVT ngày 4/11/2014, tổng mức đầu tư Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 là 8.974 tỷ đồng.
Như vậy so với phê duyệt của Bộ GTVT, tổng mức đầu tư mới của Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 1) giảm khoảng 446 tỷ đồng.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình giai đoạn 1 do VEC đầu tư, có chiều dài 50km đi qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình. Dự án đã hoàn thành, đưa vào khai thác tạm toàn tuyến từ ngày 30/6/2012 và đã được Bộ GTVT đồng ý cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
VEC đã trình Bộ GTVT phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành. Đến nay, Bộ GTVT đã phê duyệt quyết toán với tổng giá trị 7.716.490.293.643 đồng.
Hiện còn một số hạng mục đã được VEC trình nhưng Bộ GTVT chưa phê duyệt quyết toán như chi phí giải phóng mặt bằng trạm dừng nghỉ, chi phí giải phóng mặt bằng do Sở GTVT tỉnh Nam Định và Sở GTVT tỉnh Hà Nam thực hiện, chi phí gói thầu mua sắm, lắp đặt hệ thống kiểm soát tải trọng xe, chi phí gói thầu đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng, một số chi phí thẩm định giá thiết bị hệ thống kiểm soát tải trọng xe, chi phí kiểm toán độc lập và một số chi phí khác.
Đối với các hạng mục này, VẸC đã và đang hoàn thiện thủ tục để báo cáo Bộ GTVT làm cơ sở để Bộ GTVT xem xét, phê duyệt quyết toán.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện và quyết toán dự án, có một số thay đổi về cơ chế, chính sách áp dụng cho dự án, đồng thời sau khi cập nhật các chi phí thực tế của dự án dẫn đến cơ cấu nguồn vốn của dự án, tổng mức đầu tư của dự án và cơ cấu các hạng mục trong tổng mức đầu tư có sự thay đổi so với các nội dung tương ứng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
“Để có cơ sở Bộ GTVT xem xét, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của Dự án cần được xem xét, điều chỉnh cho phù hợp”, đại diện VEC cho biết.
Tin cùng chuyên mục

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tin khác

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
