Bộ Tài chính nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện đầu tư kinh doanh

Năm 2021, Bộ Tài chính đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng xếp hạng chỉ số tuân thủ pháp luật. Đồng thời, không ngừng nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật.
Bộ Tài chính nỗ lực duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật năm 2021
Bộ Tài chính nỗ lực duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật năm 2021. Ảnh: TLC

Cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý

Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ ban hành từ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, Bộ Tài chính đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng xếp hạng chỉ số tuân thủ pháp luật.

Bộ Tài chính giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thực hiện, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ như: tiếp tục rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí gây khó khăn cho doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nếu có những quy định gây khó khăn, vướng mắc, làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật. Đồng thời, rà soát, lập danh mục các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, khó tuân thủ để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo đúng thẩm quyền.

Ngoài ra, Bộ Tài chính thực hiện công bố kịp thời, đầy đủ, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa, nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực kinh doanh dễ làm phát sinh các chi phí không chính thức trong tuân thủ pháp luật. Bộ Tài chính cũng tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các mô hình hoạt động trong thực tiễn (nếu có) nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng cường hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Trong điều hành, Bộ Tài chính chỉ đạo, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị; trường hợp không giải quyết được thì phải có văn bản giải thích, thông tin trả lời rõ ràng cho doanh nghiệp được biết; tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc…

Tập trung hỗ trợ thuế, phí cho doanh nghiệp

Về xây dựng, hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, tính đến ngày 8/12/2021, Bộ Tài chính đã chủ trì soạn thảo trình Chính phủ ban hành 27 nghị định và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 quyết định (tính cả các đề án đã trình từ năm 2020 chuyển sang); ban hành theo thẩm quyền 100 thông tư. Qua rà soát, các văn bản đã thực hiện cắt giảm triệt để các chi phí không hợp lý trong tuân thủ các quy định pháp luật, ngăn chặn các hành vi làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Trong đó đã rà soát đến việc bãi bỏ các quy định tạo ra chi phí tuân thủ pháp luật về gia nhập thị trường và chi phí tuân thủ pháp luật về xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh theo Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 9/11/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp góp phần cải thiện chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật.

Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện cắt giảm và đơn giản hoá các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực tài chính. Tính đến nay, tổng số điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính còn hiệu lực là 295 điều kiện thuộc 20 ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư.

Đồng thời, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát và đề xuất các phương án để cắt giảm, đơn giản hóa các quy định và chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo lĩnh vực được giao quản lý (đảm bảo đến năm 2025 thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và chi phí tuân thủ theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ).

Đáng chú ý, trong năm 2021, Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như: Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Nghị định 92/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ- UBTVQH15; Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. Chính sách này góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vượt qua khó khăn trong thời điểm Covid-19, giúp giảm tải các áp lực về nghĩa vụ tài chính và giúp dồn nguồn lực để phục hồi, duy trì sản xuất.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền một số thông tư giảm thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Với các quy định sắp hết hiệu lực, cũng được kịp thời rà soát, gia hạn thời gian giảm phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, khi những khó khăn chưa qua.

Bên cạch đó, Bộ Tài chính là một trong số các bộ, ngành tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Những nỗ lực không ngừng nghỉ thời gian qua của Bộ Tài chính với mục tiêu cao nhất, đó là nhằm hỗ trợ hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

Chủ động áp dụng công nghệ thông tin, nâng xếp hạng chỉ số B1

Để cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật, Bộ Tài chính không ngừng nỗ lực cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Luỹ kế từ ngày 1/1/2021 đến ngày 22/11/2021, Bộ Tài chính đã ban hành 8 quyết định công bố bãi bỏ 197 TTHC; sửa đổi, bổ sung, thay thế 19 TTHC; công bố mới 115 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý. Tiêu biểu trong lĩnh vực thuế, năm 2021, kiến nghị đơn giản hóa 86/304 TTHC (tỷ lệ 28,3%), tương ứng với tiết kiệm trên 524 tỷ đồng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Trên cơ sở quyết định công bố TTHC, Bộ Tài chính đã thực hiện việc công khai và cập nhật đầy đủ và kịp thời lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng Thông tin điện tử của Bộ và trụ sở cơ quan tiếp nhận, thực hiện TTHC theo đúng quy định.

Bên cạnh việc nỗ lực trên các mặt công tác để cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số tuân thủ pháp luật, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức đối với ngành Tài chính. Là bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, các lĩnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ, ngành khác, do vậy, việc giảm bớt chi phí tuân thủ pháp luật sẽ phải thực hiện trên diện rộng, đồng loạt trên nhiều lĩnh vực và bởi nhiều bộ, ngành khác nhau thì mới đạt được kết quả.

Trước tình hình dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp nên một số chương trình công tác về tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực tài chính còn gặp nhiều khó khăn, chưa triển khai được đúng kế hoạch xây dựng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng đã chủ động triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, nâng xếp hạng chỉ số B1.

Gần 140 nghìn tỷ đồng hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp

Năm 2021, tính chung các giải pháp đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện theo thẩm quyền, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm 2021 là khoảng gần 140 nghìn tỷ đồng.

MA

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2023: Kinh tế tăng trưởng 3,32%, thấp hơn kịch bản dự kiến

Quý I/2023: Kinh tế tăng trưởng 3,32%, thấp hơn kịch bản dự kiến

Kinh tế quý I năm 2023 tăng trưởng 3,32%, thấp hơn nhiều kịch bản quý I/2023 (tăng 5,6%). Điều này cho thấy, nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trước những tác động tiêu cực của các yếu tố lạm phát trên thế giới tăng cao, xung đột địa chính trị, chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia, thị trường xuất khẩu suy giảm…
GDP quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022

GDP quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022

Sáng ngày 29/3, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tiến hành họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2023. Theo đó, tăng trưởng GDP quý I/2023 dự kiến tăng 3,32% so với cùng kỳ năm 2022.
Siết chặt hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng

Siết chặt hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản khuyến nghị về việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động quảng cáo trên mạng, gửi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam, các nhãn hàng, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động quảng cáo. Động thái này nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng.
Gỡ nút thắt pháp lý giúp bất động sản hồi sinh

Gỡ nút thắt pháp lý giúp bất động sản hồi sinh

Tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân thường niên 2023, các ý kiến cho rằng, đột phá thể chế, mở nút thắt pháp lý sẽ giúp bất động sản hồi sinh.
Gỡ nút thắt để thị trường bất động sản phục hồi, phát triển

Gỡ nút thắt để thị trường bất động sản phục hồi, phát triển

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, nhiều nhà đầu tư và chuyên gia bất động sản đều có chung nhận định, Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ mới ban hành được xem như là hành động "gỡ nút thắt" cho bước đi phục hồi, phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Tin khác

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Được "phá băng" thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Được "phá băng" thị trường bất động sản đang dần phục hồi

Nghị định 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 và Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ ban hành mới đây được xem như là giải pháp “phá băng” cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Sau các chỉ đạo nóng của Chính phủ, “tảng băng” đang đè nặng lên thị trường bất động sản đang dần tan khi thị trường rục rịch hoạt động trở lại. Vậy, doanh nghiệp, nhà đầu tư cần chuẩn bị gì khi thị trường bất động sản phục hồi?
Thuế tối thiểu toàn cầu tác động mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Thuế tối thiểu toàn cầu tác động mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị về “Tác động của thuế tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. Hội nghị nhằm lấy ý kiến để trên cơ sở đó, Bộ xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam và tham mưu, đề xuất, chính sách áp dụng tại Việt Nam.
Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở?

Giải pháp nào để kéo giảm giá nhà ở?

Để kéo giảm giá nhà ở, cần tạo cơ chế để thị trường bất động sản hoạt động đúng quy luật với 3 giải pháp gồm: minh bạch thông tin và chính sách nhất quán; tạo ra các kênh thông tin để người mua có khả năng phân tích, phán đoán cần thiết; có cơ chế sàng lọc và phân bổ vốn để nguồn lực được tập trung cho từng nhóm sản phẩm.
Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

Ngày 21/3, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022 trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Chương trình được triển khai nhằm hỗ trợ kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện quyết toán thuế của người nộp thuế.
Phát hành trái phiếu sẽ tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Phát hành trái phiếu sẽ tạo đòn bẩy tài chính cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Việc thiếu hụt vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cần được giải quyết để tạo động lực phát triển kinh tế cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
TP. Hồ Chí Minh thành lập 02 Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

TP. Hồ Chí Minh thành lập 02 Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm và Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Tây Bắc để giúp UBND thành phố quản lý hoạt động đầu tư phát triển hai khu vực quan trọng này.
Tạo thể chế thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Tạo thể chế thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Theo các chuyên gia, cần nghiên cứu sửa đổi toàn diện Luật Thủ đô nhằm tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thế chế, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn cho Hà Nội.
UBND cấp tỉnh sẽ quyết định mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đối với đối tượng chính sách

UBND cấp tỉnh sẽ quyết định mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay đối với đối tượng chính sách

Theo Bộ Tài chính, mức lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, quy trình, thủ tục, bảo đảm tiền vay (nếu có) đối với người nghèo và đối tượng chính sách, do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở các quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội và phù hợp với thực tế tại địa phương.
Làm sao giải ngân được phần vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội?

Làm sao giải ngân được phần vốn của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội?

Các bộ, ngành, địa phương cần phải gấp rút trong chuẩn bị và giải ngân các dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, bởi chỉ còn 10 tháng nữa hết hạn giải ngân chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động