Kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt 8%

Dù nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng 9 tháng đầu năm bình quân 3 năm 2020 - 2022 mới chỉ đạt 5,41%, chưa bù đắp để đạt được mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ các năm trước dịch giai đoạn 2016 - 2019 (6,88%).
GDP 9 tháng là 8,83% - mức tăng trưởng cao dựa trên nền tăng trưởng thấp của năm 2021
GDP 9 tháng là 8,83% - mức tăng trưởng cao dựa trên nền tăng trưởng thấp của năm 2021. Ảnh: Minh họa

Nói vậy là bởi vì, đúng là xét về con số, tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức cao, thậm chí tăng trưởng của 9 tháng còn thuộc diện cao nhất kể từ năm 2011 tới nay, nhưng cũng cần phải nhắc lại rằng, đây là mức tăng trưởng cao dựa trên nền tăng trưởng thấp của năm 2021, năm mà nền kinh tế chịu những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Thậm chí, quý III năm ngoái, nền kinh tế tăng trưởng âm tới 6,03%.

Có nguyên nhân từ sự nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, có yếu tố từ sự quyết tâm vượt khó của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân và cộng đồng doanh nghiệp, và đây là những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu, có tính quyết định đến sự phục hồi của nền kinh tế, nhưng cũng có nguyên nhân khách quan từ sự sụt giảm của nền kinh tế trong quý III năm ngoái.

So sánh với nền tăng trưởng âm như vậy, nên quý III năm nay mới có mức tăng trưởng cao 13,67%, qua đó góp phần đưa tăng trưởng GDP của 9 tháng lên mức 8,83%.

Đây chính là cơ sở để kỳ vọng, tăng trưởng GDP năm nay có thể sẽ ở mức 8%, vượt mục tiêu đề ra, tạo nền tảng để nền kinh tế bước vào năm 2023 thuận lợi hơn, có đà để tăng tốc.

Tuy nhiên, chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9/2022, diễn ra vào cuối tuần qua, cũng đã thừa nhận rằng, dù nền kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng 9 tháng đầu năm bình quân 3 năm 2020 - 2022 mới chỉ đạt 5,41%, chưa bù đắp để đạt được mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ các năm trước dịch giai đoạn 2016 - 2019 (6,88%).

Có nghĩa rằng, quỹ đạo tăng trưởng cũ chưa thể quay lại. Nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn tích lũy, để bù đắp những thiệt hại nghiêm trọng do Covid-19 gây ra.

Không chỉ là “chưa đủ bù đắp”, mà nền kinh tế vẫn đang phải đối mặt với những thách thức, khó khăn rất lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại, thậm chí là nguy cơ suy thoái, ẩn chứa nhiều yếu tố bất định do xung đột chính trị toàn cầu vẫn đang diễn biến phức tạp.

Nói là phục hồi mạnh mẽ, nhưng thực tế, hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, chủ yếu do giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, thiếu hụt lao động cục bộ…

Đây có lẽ chính là nguyên nhân khiến 9 tháng, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112.698 doanh nghiệp, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng với đó, là những áp lực lạm phát từ bên ngoài, thị trường xuất khẩu, khách du lịch quốc tế bị thu hẹp… FDI đăng ký mới chỉ bằng 57% so với cùng kỳ; ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động đến cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỷ giá… trong trung và dài hạn.

Du lịch đang phục hồi nhanh, nhưng không đồng đều giữa khách trong nước và khách quốc tế. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng giảm 85,4% so với cùng kỳ năm 2019. Sức mua thị trường trong nước đúng là đã được khôi phục trở lại, nhưng chủ yếu tiêu thụ vẫn tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu, nhóm các hàng hóa không thiết yếu tăng thấp…

Rõ ràng, thách thức, khó khăn còn rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi dự thảo Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 chỉ đề xuất mức tăng trưởng hợp lý trong năm tới là 6,5%. Các dự báo của các định chế quốc tế cũng cho thấy, năm 2023, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng chỉ xoay quanh mức như vậy. Có yếu tố từ chuyện nền tảng tăng trưởng cao tới 8% của năm nay, nhưng hơn hết là vì dự báo bối cảnh thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức.

Chính vì thế, để nền kinh tế tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, lấy lại đà tăng trưởng, và để làm sao đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021 - 2025 là 6,5 - 7%/năm, còn rất nhiều việc phải làm. Trong đó có việc thúc đẩy nhanh việc triển khai có hiệu quả Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội 2022 - 2023. Hiện tại, mới khoảng 20% ngân khoản của Chương trình được giải ngân. Chậm triển khai có thể sẽ khiến nền kinh tế lỡ nhịp phục hồi./.

Hà Nguyễn

Tin cùng chuyên mục

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tại Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới

TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới

Theo bảng xếp hạng hàng năm do công ty Henley & Partners thực hiện, xét về tiềm năng tăng trưởng tài sản trong thập kỷ tới, TP. Hồ Chí Minh nằm trong số các thành phố được chú ý.
Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản…, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc.
Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Các công tác chuẩn bị cho cải cách tiền lương từ 1/7 đang được tích cực triển khai, trong đó có những vấn đề cần được xin ý kiến Bộ Chính trị. Cụ thể như việc bảo lưu tiền lương, thu nhập đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; trợ cấp với các cán bộ, công chức có lương cơ bản thấp…
Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động