Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn:

Luật Giá (sửa đổi) tránh chồng chéo, phù hợp với nguyên tắc thị trường

Trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Luật Giá (sửa đổi) lần này sẽ bao quát, tổng hợp để tránh chồng chéo giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành, nhất là các mặt hàng do Nhà nước định giá.

Luật Giá (sửa đổi) tập trung vào 9 nhóm nội dung lớn

Luật Giá 2012 có hiệu lực từ 1/1/2013 đã đạt được nhiều kết quả. Qua 10 năm thực hiện, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Giá 2012 cũng đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp. Do đó, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành đã đánh giá, tổng kết để sửa đổi, bổ sung Luật Giá và hiện nay đang được thảo luận tại Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Luật Giá (sửa đổi) bao quát, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành
Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn: Luật Giá (sửa đổi) bao quát, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành.

Trả lời báo chí mới đây về những nội dung được sửa đổi tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Luật Giá sửa đổi lần này vẫn kiên trì mục tiêu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo đó, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội sẽ củng cố, hoàn thiện 9 nhóm nội dung lớn về: Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá; phương pháp định giá; bình ổn giá; kê khai giá; hiệp thương giá; công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; điều kiện đối với doanh nghiệp thẩm định giá; điều kiện đối với thẩm định viên về giá; hoạt động thẩm định giá của Nhà nước.

“Công tác quản lý giá hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Giá và nhiều luật chuyên ngành. Trong Luật Giá (sửa đổi) lần này sẽ đảm bảo công tác quản lý giá được bao quát, tránh chồng chéo giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành, nhất là các mặt hàng do Nhà nước định giá”- Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nhấn mạnh

Qua rà soát hiện nay có 52 nhóm mặt hàng do Nhà nước định giá, sẽ rà soát đưa ra khỏi danh sách 14 nhóm mặt hàng, dịch vụ, bổ sung 2 nhóm mặt hàng là sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ an ninh quốc phòng do Nhà nước đặt hàng.

Phân định rõ trách nhiệm trong quản lý giá, tránh đùn đẩy, né tránh

Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn, Luật Giá (sửa đổi) sẽ củng cố thêm các quy định và phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành nhất là các bộ, ngành, địa phương, tránh chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý giá. Một trong các thay đổi lớn tại dự thảo là đã điều chỉnh thẩm quyền quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá cho Chính phủ nhằm tăng cường tính linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, minh bạch thông qua việc củng cố, quy định rõ về trường hợp, phạm vi, quy trình thực hiện bình ổn giá.

Luật Giá (sửa đổi) bao quát, tránh chồng chéo với các luật chuyên ngành
Nhà nước vẫn phải thực hiện bình ổn giá nhiều hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Ảnh: TL.

Một trong những nội dung quan trọng khác được đặt ra trong dự thảo luật sửa đổi lần này đó là công tác thẩm định giá. Theo đó, Luật Giá sửa đổi cũng quy định để đảm bảo tính chuyên nghiệp, rõ ràng hơn, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp thẩm định giá và các thẩm định viên về giá theo các lĩnh vực gắn với việc tăng cường điều kiện về thành lập, kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá; quy định rõ giá trị pháp lý của kết quả thẩm định giá đồng thời quy định trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá.

Cho biết thêm về định giá sách giáo khoa, Thứ trưởng nhấn mạnh, hiện giá sách giáo khoa được quản lý theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá, Luật Xuất bản, theo đó sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá mà thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá. Theo đó, thẩm quyền định giá sách giáo khoa do các doanh nghiệp, nhà xuất bản tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

“Xuất phát từ tính chất sách giáo khoa là hàng hóa thiết yếu, giá sách giáo khoa có tác động diện rộng đến các gia đình học sinh trên cả nước; trên cơ sở đánh giá, từ năm 2020, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đề xuất và Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá”- Thứ trưởng Tạ Anh Tuấn nói.

Theo Thứ trưởng, sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, ảnh hưởng tới các hộ gia đình ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đưa mặt hàng này vào danh mục mặt hàng phải thực hiện định giá. Theo đó, quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá tối đa sách giáo khoa, còn các nhà xuất bản quy định giá cụ thể, để đảm bảo tính linh hoạt, chủ động của các nhà xuất bản và tránh sự tăng giá bất thường của mặt hàng này. Quy định này tiếp tục củng cố, tăng cường tính chủ động của các nhà xuất bản nhưng có cơ chế kiểm soát được giá sách giáo khoa hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát sinh./.

Chưa bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Tại dự thảo gửi lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng, có đề nghị rà soát đánh giá để xem xét sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG), đến nay cũng còn ý kiến khác nhau.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, quỹ BOG rất quan trọng trong quá trình quản lý về giá. Các nước trên thế giới đều thực hiện các chính sách bình ổn giá, trong đó có bình ổn giá về mặt bằng và bình ổn giá đối với các mặt hàng về giá. Hiện Việt Nam có nhiều giải pháp để bình ổn giá như tài chính, tiền tệ, cung cầu, quản lý thị trường và quỹ BOG là một trong những giải pháp. Trong thời gian qua, có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến việc bỏ hay tiếp tục duy trì quỹ BOG. Ban soạn thảo Luật Giá (sửa đổi) đã đưa ra các phương án khác nhau, phân tích mặt ưu, nhược của Quỹ BOG.

Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn và ý kiến của một số bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương, Chính phủ đã thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ quỹ BOG, đồng thời củng cố các cơ chế trong triển khai, tổ chức thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng quỹ. Trên cơ sở đó, tại Luật đã điều chỉnh, đưa biện pháp lập quỹ BOG trong nhóm biện pháp bình ổn giá có thời hạn để quy định một điều riêng (điều 22) để đảm bảo cơ sở pháp lý cho Quỹ Bình ổn giá xăng dầu./.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn điện tử

Theo Tổng cục Thuế, từ khi triển khai đến hết 17/5/2024, số lượng hóa đơn điện tử (HĐĐT) cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 7,78 tỷ hóa đơn, trong đó 2,16 tỷ hóa đơn có mã và hơn 5,62 tỷ hóa đơn không mã.
Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Kho bạc Nhà nước (KBNN) vừa có công văn 2790/KBNN-KSC yêu cầu KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Sẽ sớm ban hành nghị định về thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 20/6 tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuế tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo nghị định thuế tối thiểu toàn cầu. Dự kiến, sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành vào tháng 10/2024.
Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Điện Biên: Chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm nếu để dự án chậm tiến độ

Với mục tiêu kết thúc năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) trong toàn tỉnh đạt 95% kế hoạch vốn được giao, tỉnh Điện Biên đã thực hiện nhiều giải pháp ngay từ đầu năm. Tuy nhiên, hiện tỷ lệ giải ngân của tỉnh đang đạt rất thấp.
Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Quyết liệt triển khai hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Tổng cục Thuế cho biết, tính từ khi triển khai đến nay, có 59.674 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, tăng 47,9% so với thời điểm cuối năm 2023; số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là hơn 415,3 triệu hóa đơn. Toàn ngành Thuế đang tăng tốc mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để phục vụ người dân và người nộp thuế.
Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công

Gần nửa chặng đường của năm 2024 đã qua đi, bên cạnh những bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt thì vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang có tỷ lệ giải ngân rất thấp, thậm chí đang còn 4 bộ, cơ quan trung ương dậm chân tại chỗ khi tỷ lệ giải ngân bằng 0%. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước.
Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Google, Facebook, Apple…, nộp thuế hơn 4.000 tỷ đồng

Thông tin về kết quả công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế cho biết, từ 1/1/2024 đến 15/5/2024, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử là 4.029 tỷ đồng.
Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Rà soát việc nộp thuế của cá nhân livestream bán hàng

Tổng cục Thuế vừa có công văn chỉ đạo các cục Thuế địa phương quyết liệt quản lý thuế thương mại điện tử, hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Ngành Tài chính quyết liệt chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong thời gian tới ngành Tài chính quyết liệt thu thuế đối với thương mại điện nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Thu 15,6 nghìn tỷ đồng thuế thương mại điện tử từ nhà cung cấp nước ngoài

Chiều 4/6, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ bảy, tham gia giải trình về thu thuế đối với thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay, các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp 15,6 nghìn tỷ đồng.
Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính nhà nước năm 2023

Để cải thiện chất lượng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ đạo các đơn vị KBNN tỉnh, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung.
Xem thêm
Phiên bản di động