Ngành Tài chính sớm “về đích” thu ngân sách

Một trong những kết quả nổi bật của ngành Tài chính năm 2021 phải kể đến đó là sớm “về đích” thu ngân sách. Năm 2021, ngành Tài chính đã hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách từ 4 - 5% trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Ngành Tài chính sớm “về đích” thu ngân sách (XB 14h ngày 5/1/2022)
Ngành Tài chính sớm “về đích” thu ngân sách. Ảnh: Minh họa

Thu ngân sách ước vượt từ 4 - 5% dự toán

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN). Trong vòng 5 tháng (từ tháng 5 - 9/2021), tình hình thu NSNN bị sụt giảm nghiêm trọng do kinh tế tăng trưởng âm, nhiều doanh nghiệp đóng cửa không có nguồn thu về ngân sách; trong khi đó phải thực hiện các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế, phí, tiền thuê đất… 23 địa phương trọng điểm thu (chiếm khoảng 70% số thu cả nước) đều là các địa phương phải thực hiện giãn cách. Đáng lo nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội đều thực hiện giãn cách dài ngày. TP. Hồ Chí Minh có thời điểm chỉ thu khoảng 10 tỷ đồng/ngày, trong khi mỗi ngày ước tính phải thu khoảng 1.500 tỷ đồng mới đảm bảo dự toán là con số rất đáng lo ngại.

Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành NSNN chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn. Về thu NSNN, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phấn đấu tăng thu ở những địa bàn, lĩnh vực có điều kiện, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế.

Hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một trong các giải pháp Bộ Tài chính kiên định thực hiện, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó có số thu về cho NSNN. Bộ Tài chính đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành: gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong cả năm 2021; miễn, giảm thuế, tiền chậm nộp trong năm 2021 để hỗ trợ cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hộ và cá nhân kinh doanh và hoạt động của một số nhóm ngành dịch vụ (du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, chiếu phim, thể thao, giải trí,...). Ngoài ra, thực hiện: giảm 30% tiền thuê đất phải nộp năm 2021; miễn, giảm 30 loại phí, lệ phí trong năm 2021; cho tính vào chi phí các khoản chi ủng hộ, tài trợ (tiền, hiện vật) cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Tổng số tiền thực hiện các chính sách nêu trên dự kiến khoảng 140 nghìn tỷ đồng. Ước tính số tiền thuế, tiền thuê đất, phí và lệ phí được miễn giảm, gia hạn đã đạt khoảng 95,1 nghìn tỷ đồng cho khoảng 120 nghìn doanh nghiệp và gần 20 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, kết quả thực hiện thu NSNN, thu ngân sách đã “cán đích” sớm 1 tháng so với kế hoạch (thu NSNN 11 tháng đã vượt 3,4% kế hoạch). Tính chung năm 2021 ước vượt dự toán 4 - 5% đã góp phần đảm bảo các nhiệm vụ theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ đột xuất phát sinh về phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch, đảm bảo an sinh xã hội.

Triệt để tiết kiệm chi, dồn lực cho phòng, chống dịch

Về chi NSNN, để chủ động ưu tiên cân đối nguồn cho công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, kinh phí công tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, tiết kiệm thêm 10% kinh phí chi thường xuyên khác còn lại của năm; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tập trung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Các địa phương chủ động sử dụng nguồn dự phòng, dự trữ và nguồn lực hợp pháp khác (gồm tiền lương còn dư) để chi phòng, chống dịch Covid-19, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bố trí 12,1 nghìn tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 để mua vắc-xin; bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương vào dự phòng ngân sách trung ương chi cho phòng, chống dịch.

Nhờ vậy, các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ đều trong phạm vi Quốc hội quyết định.

Nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội, đại diện hiệp hội doanh nghiệp cũng như các tổ chức trong và ngoài nước đã dành lời khen ngợi cho Bộ Tài chính trong công tác chỉ đạo điều hành chính sách tài chính - NSNN năm qua. Các chính sách của Bộ Tài chính đã thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với việc thực hiện các giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hoá toàn diện các lĩnh vực của ngành Tài chính. Đặc biệt, cải cách thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp..., đã kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển, từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô./.

PV

Tin cùng chuyên mục

Mức lương cơ sở tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả

Mức lương cơ sở tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, từ 1/7 mức lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu, theo tính toán thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá cả. Tuy nhiên, vẫn phải hết sức quan tâm đến việc kiểm soát giá để cuối năm 2023 đạt mục tiêu CPI không tăng quá 4,5%.
Đã phê duyệt trên 45 nghìn dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022

Đã phê duyệt trên 45 nghìn dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong năm 2022

Tại công văn số 5515/BTC - ĐT của Bộ Tài chính về công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm 2022 vừa được ban hành cho thấy, dự án hoàn thành vi phạm thời gian quyết toán đã giảm so với năm 2021. Đồng thời, thông qua công tác phê duyệt quyết toán, các cơ quan thẩm tra quyết toán đã loại ra khỏi giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán hàng nghìn tỷ đồng.
WB: GDP toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023

WB: GDP toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023

Báo cáo “Triển vọng kinh tế toàn cầu” mới nhất của Ngân hàng Thế giới vừa công bố cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng 2,1% trong năm 2023, cao hơn so với dự báo 1,7% được đưa ra hồi tháng 1 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 3,1% được ghi nhận năm 2022.
Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm 2023

Hơn 550 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong 5 tháng đầu năm 2023

5 tháng đầu năm, số doanh nghiệp bất động sản giải thể là 554 đơn vị, tăng tới 30,4% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh “sống còn”, có nguy cơ “chết trên đống tài sản”. Trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp cần chủ động đưa ra kế hoạch đối phó với những tình huống không dự báo trước.
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản 493/TTg-KSTT ngày 1/6/2023 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.

Tin khác

Cấp thiết xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Cấp thiết xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tăng cường phòng ngừa rủi ro, tăng cường năng lực tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng.
Thủ tướng chỉ đạo giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu

Thủ tướng chỉ đạo giảm ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau

Gần 80% số hồ sơ hoàn thuế được hoàn trước, kiểm tra sau

Thông tin về tình hình giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết, đến nay đã triển khai hoàn thuế điện tử đạt 99% với gần 80% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị hoàn của người nộp thuế.
Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài

Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng

Xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng. Điều này sẽ giúp hệ thống ngân hàng giữ đà tăng trưởng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Khẩn trương thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương ban hành, và triển khai thực hiện ngay quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN. Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-NHNN.
Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Chỉ thị số 14/CT-TTg: Nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.
Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Bình Dương thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Dương cho biết, ngày 22/5 tỉnh này đã thông qua đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án vành đai 3 đi qua địa bàn. Mức giá thấp nhất 2,5 triệu đồng, mức đền bù cao nhất trên 42 triệu đồng/ m2.
Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Giá điện đã được điều chỉnh tăng bình quân 3% từ ngày 4/5/2023, mặc dù mức tăng được cho là không lớn, nhưng đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...
Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo - giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh

Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rào cản để có thể nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động