Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam

Nền tảng vĩ mô ổn định, lạm phát hạ nhiệt, cầu tiêu dùng tăng, giải ngân vốn đầu tư công nhiều chuyển biến tích cực… là những điểm sáng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 và cả năm 2024.

Những điểm sáng kinh tế năm 2023

Theo các chuyên gia tại ‘Hội thảo "Nền kinh tế Việt Nam năm 2023 có bao nhiêu điểm sáng?’’ diễn ra ngày 1/12 tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 và 11/2023, các chỉ số kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực. Nguyên nhân là do tác động của chính sách tài khóa mở rộng, đẩy mạnh đầu tư công, kinh tế tư nhân và tiêu dùng trong nước phục hồi, xuất khẩu trên đà gia tăng. Những chỉ số tích cực này thể hiện sự nỗ lực của nền kinh tế, góp phần tào đà tăng trưởng cao hơn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Tìm điểm sáng để kỳ vọng
Các chuyên gia kinh tế chia sẻ thông tin tích cực về kinh tế Việt Nam năm 2023, cùng những kỳ vọng cho năm 2024 tại hội thảo.

Cụ thể, theo TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, về tăng trưởng kinh tế theo khu vực 9 tháng đầu năm (2019-2023), lĩnh vực nông nghiệp luôn là bệ đỡ quan trọng, qua các giai đoạn vẫn tăng từ 2,5 - 3%, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 12 - 13% cơ cấu GDP. Việt Nam đang làm chủ lương thực thực phẩm ở mức 85%, và chỉ 15% từ xuất khẩu.

Về công nghiệp và xây dựng, riêng công nghiệp tăng rất chậm ở mức 2,41% so với thời kỳ trước dịch Covid-19 là 9,36% và so với thời kỳ dịch Covid-19 là 3,08%.

Về đóng góp tăng trưởng GDP từ phía cầu 9 tháng đầu năm (2019-2023), đóng góp của tiêu dùng cho kinh tế Việt Nam rất lớn, chiếm khoảng gần 45% cho tổng tăng trưởng. Đầu tư tích lũy tài sản đóng góp cho tăng trưởng khoảng gần 33 - 34%. Do đó, tiêu dùng và đầu tư tích lũy tài sản là hai động lực quan trọng trong sự tăng trưởng của Việt Nam.

“Về dự báo tăng trưởng GDP, năm 2023 dự kiến tăng khoảng 5 - 5,2%. Năm 2024, thế giới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ nhưng Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6 - 6,5%. Trước đó, Quốc hội và Chính phủ cũng yêu cầu phấn đấu ở chỉ tiêu này. Về lạm phát không quá lo, đến tháng 11/2023 tăng bình quân 3,22% và cả năm là 3,3%, dự báo năm 2024 bình quân ở mức 3,5%, do giá cả hàng hóa còn cao, lượng cung tiền và vòng quay tiền sôi động hơn.” - TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Triển vọng kinh tế năm 2024 và giải pháp ứng phó của doanh nghiệp

Tại hội thảo, các cơ hội và triển vọng kinh tế Việt Nam 2023 - 2024 cũng được các chuyên gia nhấn mạnh. Trong đó, Trung Quốc mở cửa trở lại từ 8/1/2023 là một yếu tố quan trọng đối với Việt Nam. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc lũy kế 11 tháng năm 2023 tăng trên 6%, trong khi xuất khẩu ra các thị trường nước khác đều giảm.

Theo TS. Cấn Văn Lực, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu là một trong số những cơ hội, bởi Việt Nam vẫn đang hưởng làn sóng đầu tư FDI lần thứ tư như việc hãng Intel mở rộng nhà máy sản xuất, toàn bộ hệ thống tai nghe của Apple sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam…

Ngoài ra, các cơ hội khác cũng được nhấn mạnh như nền tảng vĩ mô và kinh nghiệm phòng chống dịch, quản trị rủi ro được tích lũy tốt lên. Rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn. Lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát. Thị trường chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu phục hồi.

‘‘Bên cạnh đó, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng. Hội nhập quốc tế được đẩy mạnh như nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ và Nhật Bản. Cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện thể chế được thúc đẩy như sửa đổi luật đất đai, luật nhà ở, luật kinh doanh bất động sản… Đó là những tín hiệu khả quan đối với nền kinh tế Việt Nam…’’ - ông Lực phân tích.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra những quan điểm, giải pháp kiến tạo phát triển bền vững cho doanh nghiệp như kiến nghị đúng, kiên trì; thiện chí hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ; cơ cấu lại hoạt động; kiểm soát rủi ro dòng tiền, rủi ro lãi suất, tỷ giá; chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình, gói hỗ trợ, đặc biệt là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng…

‘‘Doanh nghiệp cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn như tín dụng, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư…; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân sự công nghệ thông tin và chuyển đổi số; thích ứng, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, bao gồm rủi ro về pháp lý, tài chính, công nghệ, dữ liệu… Đặc biệt là đón đầu xu hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh doanh tuần hoàn và tận dụng các cơ hội từ việc nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Nhật…’’ - ông Lực khuyến nghị.

Đỗ Doãn

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động