Phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long còn mang tính tự phát

Để phát triển kinh tế ban đêm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới trước hết các cấp, các ngành, các địa phương cần phải thay đổi tư duy, nhận thức trong xã hội; cần hiểu đúng, đánh giá đúng khái niệm, tiềm năng thế mạnh về kinh tế ban đêm.
Phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cứu Long còn nhiều tiềm năng
Ảnh: T.L

Mới đây, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Trường Đại học Tài chính Marketing, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện một số bộ, ngành trung ương; viện nghiên cứu, trường đại học, các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính.

Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế địa phương

Phát biểu phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh - Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho rằng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có địa chính trị, địa kinh tế trọng yếu đối với cả nước. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước.

ĐBSCL còn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, hào hùng và vẻ vang; là địa bàn sinh sống, gắn bó, đoàn kết lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt, Khơ Me, Hoa, Chăm... với những nét văn hóa đặc thù và nền văn minh sông nước độc đáo, đem lại nhiều tiềm năng phát triển du lịch.

Ngày 2/4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; trong đó một trong những giải pháp phát triển nhanh, bền vững kinh tế vùng là phát triển kinh tế ban đêm dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người vùng ĐBSCL.

Việc phát triển kinh tế ban đêm là hoạt động không thể tách rời trong đời sống xã hội, là hoạt động gắn kết với du lịch được hiểu là mọi hoạt động văn hóa văn nghệ, ẩm thực, trải nghiệm, tham quan... được diễn ra trong khoảng thời gian từ 6h tối đến 6h sáng hôm sau.

Phát biểu tham luận tại hội thảo các đại biểu đều có nhận xét chung, thời gian qua, việc khai thác phát triển kinh tế đêm bước đầu đã được nhiều địa phương trong nước, trong vùng quan tâm triển khai với những hình thức, cách làm đa dạng, phong phú góp phần tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, mặc dù đã có bước phát triển ban đầu, nhưng kinh tế ban đêm của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng phát triển còn mang tính tự phát, chưa khoa học, chưa phát huy hiệu quả so với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.

Qua ghi nhận, tại các chợ đêm hay các khu phố đêm của một số địa phương chưa thực sự ấn tượng. Nhiều dịch vụ văn hóa nghệ thuật, giải trí chưa tạo được nhiều cơ hội để khách trải nghiệm vào các hoạt động. Các dịch vụ ban đêm hầu hết có quy mô trung bình và nhỏ; chưa có sự kết nối các dịch vụ để tạo ra các chương trình hấp dẫn du khách. Thời gian mở cửa dịch vụ về đêm còn ngắn; các địa phương vùng ĐBSCL chưa có cơ quan hay bộ phận chuyên trách quản lý hoạt động kinh tế ban đêm, trong khi đây là một mô hình phát triển mới, có nhiều tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường…

Cần phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, đất đai

Hội thảo đã được các đại biểu chuyên gia, nhà khoa học, quản lý chuyên ngành nhận diện chỉ rõ những thách thức và rào cản đặt ra trong phát triển kinh tế ban đêm ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Đồng thời, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm, so sánh phát triển kinh tế ban đêm của một số quốc gia trên thế giới, các đại biểu đã thảo luận, chỉ rõ thực trạng những vẫn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp, kiến nghị về thay đổi bổ sung cơ chế, chính sách dành cho sự phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh vùng ĐBSCL thời gian tới.

Theo đó, để phát triển kinh tế ban đêm tại khu vực ĐBSCL nói riêng trong thời gian tới trước hết các cấp, các ngành, các địa phương cần phải thay đổi tư duy, nhận thức trong xã hội; cần hiểu đúng, đánh giá đúng khái niệm, tiềm năng thế mạnh về kinh tế ban đêm; cần có các bước quy hoạch bài bản, không sao chép khuôn mẫu với tầm nhìn xa dành cho kinh tế ban đêm.

Trên cơ sở đó, các đại biểu kiến nghị cần phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, đất đai, về năng lượng, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, cần lựa chọn những điểm nhấn riêng biệt, những loại hình văn hóa nghệ thuật, ẩm thực tinh túy nhất, riêng có của mỗi địa phương để phát triển kinh tế ban đêm.

Đặc biệt phải có cơ chế (khu pháp lý) đặc thù trong việc bố trí đất đai, xã hội hóa loại hình phát triển, khuyến khích người dân, doanh nghiệp cùng vào cuộc nhằm hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước thông qua cơ chế lấy thu-bù chi cho hoạt động, vận hành.

Cuối cùng cần phải có cơ chế giám sát, đảm bảo tốt an ninh trật tự cho các điểm kinh tế ban đêm, nhất là những phát sinh vấn đề nhạy cảm, văn hóa đồi trụy, mại dâm, ma túy, tội phạm...

Trên cơ sở thảo luận các nội dung trên, hội thảo gợi mở thêm nhiều vấn đề mới cần quan tâm cho các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và nhà nghiên cứu nhằm góp phần hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế ban đêm tại các tỉnh vùng ĐBSCL./.

Gia Cư

Tin cùng chuyên mục

Bình Định: Kích cầu du lịch, phát triển kinh tế biển thông qua lễ hội tinh hoa đất biển năm 2024

Bình Định: Kích cầu du lịch, phát triển kinh tế biển thông qua lễ hội tinh hoa đất biển năm 2024

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 nhằm quảng bá thế mạnh, tiềm năng Bình Định, từ đó thu hút khách du lịch đến với Quy Nhơn.
Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp khu công nghệ cao Hòa Lạc

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa chủ trì Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tại Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc.
TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới

TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng tăng trưởng tài sản tốt trong thập kỷ tới

Theo bảng xếp hạng hàng năm do công ty Henley & Partners thực hiện, xét về tiềm năng tăng trưởng tài sản trong thập kỷ tới, TP. Hồ Chí Minh nằm trong số các thành phố được chú ý.
Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Rà soát dự án phân lô bán nền tại Đà Lạt, Bảo Lộc

Nhằm kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện dự án bất động sản…, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản giao các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP. Đà Lạt và TP. Bảo Lộc.
Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ triển khai cải cách tiền lương

Các công tác chuẩn bị cho cải cách tiền lương từ 1/7 đang được tích cực triển khai, trong đó có những vấn đề cần được xin ý kiến Bộ Chính trị. Cụ thể như việc bảo lưu tiền lương, thu nhập đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; trợ cấp với các cán bộ, công chức có lương cơ bản thấp…

Tin khác

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Hà Nội: Thu ngân sách 4 tháng đầu năm tăng 6,4%

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 198,1 nghìn tỷ đồng, đạt 48,5% dự toán pháp lệnh năm và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu

Ngày 3/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ 3, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.
Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 343/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch), có hiệu lực từ 25/4/2024.
Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Tháo "nút thắt" về nguyên phụ liệu cho ngành da giày

Để hỗ trợ cung ứng nguyên liệu, nâng cao sức cạnh tranh cho ngành da giày Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, cần thiết thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu.
Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Cơ hội và thách thức trong phát triển điện mặt trời mái nhà

Khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu, lắp đặt tại nhà dân, công sở, khu công nghiệp được nêu rõ tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đây là bài toán khó về kinh tế, bởi phát triển điện mặt trời mái nhà bên cạnh lợi ích cũng đặt ra nhiều thách thức.
Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thông tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là: Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước, góp phần nối thông cao tốc từ Hà Nội về Nghệ An, cũng như minh chứng hiệu quả chủ trương xã hội hoá đầu tư cao tốc để đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông…
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Xem thêm
Phiên bản di động