Sôi động cuộc đua thâu tóm quỹ đất của “ông lớn” bất động sản

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản kiệt sức, không thể trụ vững trên thị trường, phải sang nhượng dự án. Nhiều ông lớn có tiềm lực tài chính mạnh như: Vinhomes, Hưng Thịnh Land, Phát Đạt, Nam Long,... đang thực hiện chiến lược thâu tóm quỹ đất. Dự báo sau cuộc đua thâu tóm quỹ đất của các “ông lớn” bất động sản, sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường.

Lộ diện loạt thương vụ thâu tóm quỹ đất khủng

Một trong những thương vụ thâu tóm quỹ đất khủng có thể kể đến là Vinhomes mua lại Công ty Đại An sở hữu Khu đô thị Đại An, tỉnh Hưng Yên. Giá trị thương vụ hơn 4.550 tỷ đồng. Theo kế hoạch, Vinhomes sẽ ra mắt khu đô thị này vào cuối năm nay với diện tích 460 ha gồm căn hộ, biệt thự, shophouse, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại.

Tại khu vực miền Trung, Công ty cổ phần (CTCP) Hưng Thịnh Land, thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh mới đây nhận chuyển nhượng dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại lô HH-A, Khu đô thị biển An Viên, tỉnh Khánh Hòa với diện tích gần 2 ha. Dự án này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2007 nhưng đến tháng 5/2021 mới được chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư.

Sôi động cuộc đua thâu tóm quỹ đất của “ông lớn” bất động sản

Cuộc đua thâu tóm quỹ đất được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thị trường bất động sản. Ảnh minh họa: Tuấn Nguyễn

Khi về tay Hưng Thịnh Land, dự án có tên thương mại New Galaxy Nha Trang, gồm 5 block nhà, trong đó 3 block cao 20 tầng và 2 block cao 23 tầng với khoảng 1.500 căn hộ, shophouse. Các căn hộ được chia làm 3 loại với diện tích 35 - 54 m2; 69 – 76 m2 và 90 – 93 m2. Dự án dự kiến được khởi công, khi hoàn thành đưa vào sử dụng từ quý I/2026.

Không chỉ có Hưng Thịnh Land thực hiện giao dịch mua bán, sáp nhập (M&A) dự án trong giai đoạn dịch bệnh. Công ty Phát Đạt cũng vừa mua lại 99% vốn một doanh nghiệp sở hữu dự án trên khu đất 2.735 m2 tại 223 - 225 Trần Phú, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Được biết dự án có 3 mặt tiền đường chính: Trần Phú, Bạch Đằng và Lê Hồng Phong. Theo Phát Đạt, công ty sẽ phát triển dòng sản phẩm bất động sản thương hiệu tại dự án này.

Trước đó, trong quá trình mở rộng quỹ đất Phát Đạt đã hoàn tất mua 99,5% cổ phần CTCP bất động sản Đầu tư và phát triển cao ốc Bình Dương, có quyền sở hữu và phát triển dự án chung cư Bình Dương Tower, TP. Thuận An, diện tích 4,5 ha, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 20 km. Ngoài ra, Phát Đạt cũng mua 99,3% cổ phần tại CTCP Đầu tư Serenity (Bà Rịa - Vũng Tàu) sở hữu dự án có diện tích gần 7,4 ha; mua 99% vốn CTCP Bến Thành - Long Hải có dự án 12,6 ha...

Hoạt động M&A cũng được Công ty CP đầu tư Nam Long thực hiện ở nhiều dự án. Công ty mua 30% vốn từ Keppel Land tại dự án Waterfront Đồng Nai với giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng. Theo đó, Nam Long hoàn tất sở hữu 100% vốn tại dự án có diện tích 170 ha này tại Biên Hòa, Đồng Nai.

Hoàn tất thương vụ thâu tóm, Nam Long đổi tên dự án thành Khu đô thị tích hợp Izumi City. Nam Long hợp tác với đối tác chiến lược Nhật Bản - Hankyu Hanshin cùng thực hiện dự án, 2 bên nắm lần lượt 65,1% và 34,9% vốn.

Kỳ vọng thay đổi diện mạo thị trường sau đại dịch

Nhóm chuyên gia của Công ty TNHH Jones Lang Lasalle (JLL) cho rằng, quỹ đất tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội ngày càng khan hiếm trong khi giá đất liên tục tăng cao. Nhiều chủ đầu tư đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng, chuyển sang khu vực tỉnh vệ tinh, vùng ven biển miền Trung, hay thậm chí là khu vực Tây Nguyên.

JLL nhận định, đối với một thị trường bất động sản đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, việc tìm mua được quỹ đất tốt không chỉ dựa vào nguồn tài chính. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng tiếp cận quỹ đất phù hợp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ chủ đầu tư nào để thành công trong ngắn hạn và dài hạn.

Chuyên gia Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ghi nhận giá trị các thương vụ M&A trong năm 2021 sẽ ở quy mô 4,5 - 5 tỷ USD và dự báo năm 2022 có thể đạt 7 tỷ USD. Điểm đặc biệt là đã có thay đổi trong xu hướng mua bán sáp nhập (M&A), tính chất M&A cũng đang chuyển dần từ thù địch sang hợp tác, mở rộng sản xuất kinh doanh, thay đổi mô hình kinh doanh, tạo chuỗi liên kết trong kinh doanh.

Sau chiến lược thâu tóm, sẽ là chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường.... Các chuyên gia kỳ vọng, hoạt động M&A bất động sản nhộn nhịp sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường bất động sản sau đại dịch./.

Văn Tuấn

Tin cùng chuyên mục

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Gần 98 nghìn doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Lũy kế từ khi triển khai đến hết 31/3/2025, đã có 97.969 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công, tăng 5,3% so với cuối năm 2024. Số lượng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là 1,94 tỷ hóa đơn, tăng 42% so với cuối năm 2024.
Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025

Diễn đàn Đầu tư Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC Summit 2025) sẽ diễn ra vào ngày 22/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, với chủ đề: “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn vốn tư nhân, đưa Việt Nam vào kỷ nguyên vươn mình”.
Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Cục Công nghệ thông tin và chuyển đổi số (Bộ Tài chính) vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025, trong đó, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên để tăng chi cho an sinh xã hội, chi đầu tư công năm 2025.
Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Ngày 28/3/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký Kết luận số 134-KL/TW (Kết luận số 134) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thủ tục thuế đối với cơ quan tổ chức thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cục Thuế vừa có hướng dẫn một số thủ tục về thuế đối với các tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Tin khác

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

2 tháng đầu năm, cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính luỹ kế 2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán; tổng chi ước đạt 293,8 nghìn tỷ đồng, bằng 11,5% dự toán dẫn đến cân đối ngân sách thặng dư 206 nghìn tỷ đồng...
Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025

Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025 là một vấn đề cần thiết và quan trọng để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.
Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Gia hạn nộp thuế thêm nguồn lực cho doanh nghiệp lắp ráp ô tô tập trung sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính vừa có tờ trình trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2025. Theo đề xuất của Bộ Tài chính, tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được gia hạn dự kiến là khoảng 14.100 tỷ đồng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chính sách được ban hành, các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước sẽ có thêm nguồn lực tập trung vào sản xuất, kinh doanh, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế.
Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Tiềm năng thu hút đầu tư của ngành công nghệ bán dẫn

Việt Nam đang trở thành điểm nóng đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn, thu hút nguồn vốn và sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển bền vững của lĩnh vực bán dẫn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 16 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm quốc gia

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo.
Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Bình Định: Đấu giá 53 khu đất do tỉnh quản lý năm 2025

Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, thuê đất năm 2025, đối với các quỹ đất do tỉnh quản lý.
Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Nhiều địa phương quyết tâm góp phần đưa tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế mới đây, nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.
Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí yêu cầu nâng cao nhận thức và phải hành động cụ thể, thường xuyên phòng, chống lãng phí, như cơm ăn, nước uống hằng ngày của mỗi người; phòng, chống lãng phí không có giới hạn về không gian và thời gian; làm liên tục, không ngừng nghỉ...
Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hà Nội: Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 567/UBND-TH về triển khai Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 7/2/2025 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.
Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045

Chính phủ tổ chức hội nghị với tất cả các địa phương để rà soát và thúc đẩy làm các nhiệm vụ giải pháp để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, tạo tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới và yêu cầu tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, vẫn phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Xem thêm
Phiên bản di động