Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

Theo Bộ Tài chính, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành cần được nghiên cứu, rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng an toàn, bền vững, đồng thời tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích và thu hút đầu tư.

Giảm thuế nhanh hơn so với lộ trình

Theo Bộ Tài chính, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được thông qua ngày 3/6/2008 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 thay thế Luật thuế TNDN năm 2003. Từ đó đến nay, Luật thuế TNDN đã qua 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2013 và năm 2014 để xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn và phù hợp với yêu cầu quản lý thuế trong từng giai đoạn.

Phải thừa nhận rằng, quá trình cải cách chính sách thuế TNDN trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy các lĩnh vực trong nền kinh tế phát triển theo định hướng ưu tiên, đặc biệt là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Đáng lưu ý, quá trình cải cách đã tiếp tục thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế TNDN từ 25% xuống 22% từ 1/1/2014, riêng doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa được áp dụng mức 20% ngay từ 1/7/2013. Từ ngày 1/1/2016, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp là 20%. Việc quy định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo nguyên tắc loại trừ, cho phép doanh nghiệp trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hóa đơn, chứng từ, góp phần quan trọng nâng cao tính minh bạch của chính sách, phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, việc bỏ quy định khống chế khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị đảm bảo phù hợp thực tiễn, phản ánh đúng bản chất của khoản chi, tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Chính sách thuế TNDN thời gian qua đã thực hiện chuyển đối tượng hưởng ưu đãi thuế theo diện đầu tư mới từ pháp nhân (doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư) sang ưu đãi thuế theo dự án đầu tư mới của doanh nghiệp. Ngoài ra, thực hiện rà soát, điều chỉnh phạm vi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn được ưu đãi thuế gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; bổ sung quy định miễn giảm thuế đối với dự án đầu tư mở rộng nếu đáp ứng một số tiêu chí theo quy định. Đồng thời, bổ sung ưu đãi cao, ưu đãi đặc biệt đối với dự án đầu tư có quy mô vốn lớn, sử dụng công nghệ cao; một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển đất nước.

Ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách thuế TNDN đã phát sinh những bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung, do đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện tờ trình Chính phủ dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN sửa đổi.

Bộ Tài chính cho biết, việc sửa luật lần này nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2030. Đồng thời, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, khơi thông, phát huy nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp với xu hưởng cải cách thuế TNDN của quốc tế và đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

Trình đưa vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024

Về thời gian sửa Luật, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự kiến tiến độ của dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN (sửa đổi), trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội thông qua đề nghị bổ sung dự án Luật thuế TNDN (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024). Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật thuế TNDN (sửa đổi) tại kỷ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2024). Chính phủ trình Quốc hội thông qua dự án Luật thuế TNDN (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5/2025).

Chính sách thuế TNDN mới nhắm đến mục tiêu góp phần tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh; rà soát, sắp xếp lại chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực và địa bàn ưu tiên. Thực hiện ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khuyến khích hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp để nuôi dưỡng và tạo nguồn thu trong tương lai.

Để đạt được các mục tiêu đó, đề xuất sửa đổi Luật thuế TNDN sẽ tập trung giải quyết 4 nhóm chính sách lớn, bao gồm: Mở rộng cơ sở thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và phù hợp thông lệ quốc tế thông qua việc điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát chính sách miễn, giảm thuế; sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật thuế TNDN nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế; sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; sửa đổi, bổ sung các nội dung nhằm đảm bảo mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển.

Đáng chú ý, nhóm chính sách sửa đổi, bổ sung các nội dung của Luật thuế TNDN nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế được dư luận quan tâm. Theo đó, sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về các khoản thu nhập được miễn, giảm thuế…

Theo ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, những chính sách ưu đãi về thuế luôn được cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng. Trong khó khăn do dịch bệnh, những năm qua Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Việc sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN là một bước tiến mới, vừa nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, vừa tạo mức động viên hợp lý tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, làm động lực thúc đẩy sự phát triển cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác.

Nhiều ngành nghề được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời gian qua Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, điều chỉnh phạm vi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn được ưu đãi thuế gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, như: Bổ sung ưu đãi thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến nông sản, thủy sản; bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 9 năm tiếp theo đối với: Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ đồng, sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ... Đồng thời, bổ sung vào diện áp dụng thuế suất ưu đãi 17%, miễn thuế tối đa trong 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa 4 năm tiếp theo đối với: dự án đầu tư mới sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống...

Tại dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNDN sửa đổi đã đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó, đối với nhóm chính sách đầu tiên, sửa đổi luật nhằm mở rộng cơ sở thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và thông lệ quốc tế thông qua việc rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế. Nhóm chính sách này nhằm khắc phục bất cập của các quy định về ưu đãi thuế TNDN hiện hành; khắc phục sự dàn trải trong ưu đãi thuế, hạn chế việc lồng ghép chính sách xã hội trong chính sách thuế, hạn chế quy định ưu đãi thuế tại các Luật chuyên ngành để tăng tính trung lập, đồng bộ của chính sách thuế TNDN.

Sửa luật lần này sẽ rà soát để sắp xếp lại lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo hướng thu hẹp các địa bàn đã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đồng thời tính tới mở rộng các lĩnh vực mới phát sinh, các đối tượng thực sự cần khuyến khích đầu tư, đảm bảo ưu đãi đúng đối tượng.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.

Tin khác

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung về xác lập và xử lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung về xác lập và xử lý tài sản xác lập sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính đang tiếp tục xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, tại phiên họp sáng 22/11/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi).
Phổ biến quy định pháp luật về lĩnh vực tài sản công

Phổ biến quy định pháp luật về lĩnh vực tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính, thuộc các tình, thành phố phía Bắc (các tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra) vào ngày 22/11, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính

Ngày 19/11/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo 1 Luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Xem thêm
Phiên bản di động