Thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá để kiểm soát lạm phát khi giá dầu tiên tục tăng

Giá dầu thế giới dần tiến gần đến mốc 100 USD/thùng đang dấy lên những lo ngại đến tình hình lạm phát. Xu hướng giá xăng dầu thế giới nửa cuối năm dự kiến sẽ còn nhiều biến động, đòi hỏi phải thận trọng trong điều hành chính sách tỷ giá và kiểm soát lạm phát trong nước.
Giá dầu tăng chóng mặt dấy lên lo ngại lạm phát
Giá xăng biến động theo chiều hướng tăng khiến dư luận lo ngại về ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát cuối năm. Ảnh: TL

Lo ngại giá dầu tăng cao vào cuối năm

Giá thế giới đang dao động ở mức hơn 88 USD/thùng đến hơn 94 USD/thùng. Theo giới chuyên gia, sự thiếu hụt nguồn cung sẽ đẩy giá dầu lên mốc 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Nguyên nhân khiến giá dầu tăng được các chuyên gia nhận định do tác động từ việc các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Ả rập Xê út và Nga, quyết định giảm lượng dầu tồn kho và gia hạn cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm nay.

Theo các nhà phân tích, giá dầu sẽ không chỉ dừng lại ở mức 95 USD/thùng như những dự báo trước đó mà chính sự thiếu hụt nguồn cung sẽ đẩy giá dầu lên mốc 100 USD/ thùng, thậm chí vượt mốc vào cuối năm nay.

Ở trong nước, xăng dầu tăng mạnh từ 16h chiều 21/9. Cụ thể, xăng E5RON92 hiện có giá 23.471 đồng/lít, tăng lên mức 24.190 đồng/lít; xăng RON95-III hiện có giá 24.871 đồng/lít, tăng lên mức 25.740 đồng/lít. Hầu hết các loại dầu cũng đều được điều chỉnh tăng giá. Cụ thể, dầu diesel 0.05S tăng thêm 540 đồng/lít, có giá mới là 23.590 đồng/lít; dầu hỏa tăng 630 đồng/lít, có giá mới là 23.810 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S có giá mới là 17.840 đồng/kg sau khi tăng thêm 140 đồng/kg.

Lo ngại giá dầu tăng

Dư luận lo ngại giá dầu tăng, lạm phát chắc chắn cũng tăng theo. Nếu lạm phát chưa được khống chế, việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất hoặc giữ lãi suất cao trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Để có mức giá trên, nhà điều hành đã phải thực hiện việc trích lập Quỹ Bình ổn xăng dầu với mức 300 đồng/lít cho hầu hết các mặt hàng, trừ dầu mazut 180CST 3.5S. Như vậy, từ đầu năm đến nay giá xăng đã trải qua 26 lần điều chỉnh, trong đó có 16 lần tăng, 6 lần giảm và 4 lần giữ nguyên.

Giá xăng biến động theo chiều hướng tăng khiến dư luận lo ngại về ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát cuối năm. Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, đối với giá xăng dầu trong nước, mức giá chỉ nên dao động trong khoảng từ 19.000 - 22.000 đồng. Còn khi giá xăng trên 22.000 đồng thì phải thận trọng trong điều hành. Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là một lợi thế và cũng phải tính toán đến.

Theo vị chuyên gia này, biến động giá xăng dầu cũng ảnh hưởng nhiều tới chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các ngành tiêu thụ dầu mỏ lớn và từ đó tác động mạnh tới giá thành phẩm. Do vậy, bằng mọi cách phải kiểm soát đà tăng của giá xăng dầu.

Thận trọng điều hành chính sách tiền tệ

Dư luận lo ngại giá dầu tăng, lạm phát chắc chắn cũng tăng theo. Nếu lạm phát chưa được khống chế, việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất hoặc giữ lãi suất cao trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Những lo ngại hiển hiện khi lạm phát ở Mỹ và các nền kinh tế lớn có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này gây áp lực lên chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed), dù trước đó thị trường dự báo Fed có thể sẽ dừng tăng lãi suất. Dữ liệu mới nhất từ Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 8 tăng 0,6% so với tháng trước và cao hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây là mức tăng hàng tháng cao nhất trong năm nay, cho thấy tác động rõ rệt từ việc giá dầu tăng cao. Điều này có thể khiến Fed phải duy trì lãi suất cao dao động mức 5,25% - 5,5%, hoặc tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới, khiến cho đồng USD tăng giá. Chỉ số Dollar Index hiện đạt trên 104 điểm, tăng hơn 4,6% trong 2 tháng trở lại đây.

Việc Fed duy trì lãi suất điều hành ở mức cao và có thể thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa bên cạnh những diễn biến quốc tế khó lường tiếp tục là yếu tố gây áp lực lên tỷ giá và diễn biến tiền tệ của Việt Nam.

Bài toán đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là phải dự báo được nguy cơ gây ra lạm phát để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, ổn định dòng tiền và đạt mục tiêu chính sách tiền tệ. NHNN nhận định chưa thể chủ quan với áp lực lạm phát trong bối cảnh giá năng lượng thế giới tăng cao trở lại.

Tháng 8/2023, CPI tăng 0,88% so với tháng trước, trong đó, chỉ số giá nhóm giao thông tăng mạnh nhất trong 11 nhóm hàng chính, với mức tăng 3,85% so với tháng trước. Theo ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức hàng hóa Việt Nam cho rằng, rủi ro lạm phát toàn cầu quay lại, giá xăng, dầu cao sẽ ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh tế vĩ mô trong nước. Fed để ngỏ khả năng tăng lãi suất trong năm nay, khiến đồng USD còn dư địa tăng giá.

Trong khi đó, NHNN duy trì chính sách nới lỏng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Đây đang là nguyên nhân chính tạo áp lực lên tỷ giá. Tất cả những điều kể trên sẽ ảnh hưởng đến định hướng chính sách tiền tệ trong những tháng còn lại của năm.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xăng dầu không còn là nguyên nhân đẩy CPI tăng? Trên thực tế, giá nhiên liệu tăng là nguyên nhân chính dẫn đến chỉ số CPI tăng. Do đó, giải pháp ổn định giá xăng dầu trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

Giá dầu tăng chóng mặt dấy lên lo ngại lạm phát

Điều hành linh hoạt, đảm bảo nguồn cung Giá dầu trên thị trường thế giới tiếp tục đi lên do thâm hụt nguồn cung khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể chạm mức thấp nhất 4 tháng qua. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 18/9 cho hay, sản lượng dầu từ các khu vực sản xuất đá phiến hàng đầu của nước này dự kiến giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 10 xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.

Trước đó, vào đầu tháng này, Saudi Arabia và Nga đã gia hạn kế hoạch cắt giảm nguồn cung tổng cộng 1,3 triệu thùng/ngày đến hết năm nay. Quyết định của 2 nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới đã khiến thị trường dầu tăng liên tiếp trong thời gian qua và chưa có dấu hiệu chững lại. Giá dầu Brent và WTI đã tăng 3 tuần liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2022.

Tại cuộc họp gần đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nửa đầu năm giá năng lượng giảm đã tạo điều kiện dư địa điều hành cuối năm. Mặt hàng xăng dầu nửa đầu năm nhìn chung giảm, tuy nhiên từ tháng 7 giá xăng dầu quay đầu tăng. Bình quân tháng 7, giá dầu Singapore tăng từ 4,24 - 8,35%.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm dự báo giá xăng dầu thế giới sẽ còn nhiều biến động. Trong khi đó, vào ngày 25/8, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng cửa bảo dưỡng 55 ngày (nhà máy đảm bảo nguồn cung từ 35-40% thị phần), do đó, theo lãnh đạo Bộ Công thương “đây là thách thức lớn”.

Trong điều hành giá xăng dầu, liên Bộ Công thương - Tài chính đã linh hoạt để góp phần bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường... Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, tránh trường hợp thiếu hụt nguồn cung cục bộ.

Song song với ổn định giá xăng, dầu, các cơ quan quản lý cũng đang có những biện pháp cân đối nguồn cung hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng, tránh tình trạng đẩy chỉ số CPI đi theo giá xăng.

Bên cạnh đó, chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang hoạt động hiệu quả vừa nhằm hỗ trợ xuất khẩu và vừa kiểm soát lạm phát. Việc giữ tỷ giá ổn định cũng sẽ giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế và giúp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu và ổn định thị trường lao động trong thời gian tới.

M. Anh

Tin cùng chuyên mục

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.

Tin khác

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Dấu hiệu phục hồi thị trường bất động sản đã rõ nét hơn

Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm đã có những dấu hiệu phục hồi rõ nét. Việc Quốc hội đồng ý để các luật mới được thông qua như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm (từ 1/8) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, pháp lý cho doanh nghiệp và mang lại niềm tin đối với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường sớm phục hồi.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều giải pháp kiểm soát tăng giá trên địa bàn

Với lần điều chỉnh tăng lương năm 2024, cùng với kinh nghiệm và dự báo từ những lần tăng lương trước, cơ quan quản lý ở các địa phương, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kiểm soát tăng giá trên địa bàn.
Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Thanh Hóa vươn lên đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt thực hiện các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về giải phóng mặt bằng giúp cho tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt cao trong 6 tháng đầu năm. Với những nỗ lực đó, hiện Thanh Hóa đang đứng đầu top các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước.
Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Cần có giải pháp phù hợp để ổn định giá sau khi tăng lương

Các chuyên gia cho rằng khi tăng lương, dù là mức tăng cao nhất từ trước đến nay (30%) nhưng chỉ ở khu vực công. Việc tăng giá hàng hóa dịch vụ cũng chỉ diễn ra cục bộ và được dự báo từ trước, vì vậy, cơ quan quản lý đã lường đón và có giải pháp đồng bộ nên không đáng lo ngại về lạm phát...
Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Bình Dương thu hút 824,6 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Do có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, đặc biệt là việc nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư, nên tỉnh Bình Dương có nhiều lợi thế trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Binh Dương, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh này thu hút được hơn 824,6 triệu USD.
Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Tăng cường công khai minh bạch trong hoạt động thanh tra

Báo cáo từ Thanh tra Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác thanh tra, kiểm tra đã đáp ứng kịp thời, hiệu quả các chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ Tài chính và Chính phủ đối với các vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thu nộp về ngân sách nhà nước 6.124 tỷ đồng.
Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Hà Nội điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Mới đây tại kỳ họp thứ 17-HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2024 và định hướng kế hoạch đầu tư công năm 2025 của TP. Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

Giai đoạn 1 dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư gần 20.000 tỷ đồng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Xem thêm
Phiên bản di động