Tháo "nút thắt" trong việc phát triển nhà ở xã hội

Hiện nay quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội rất phức tạp và bất hợp lý. Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu nhà ở của đông đảo người có thu nhập thấp, cần quan tâm hỗ trợ và tháo gỡ loạt khó khăn, ách tắc.
Nhà ở xã hội cần được quan tâm và tháo gỡ vướng mắc
Nhà ở xã hội cần được quan tâm và tháo gỡ vướng mắc. Ảnh: TL

Nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội rất hạn chế

Nhận định những khó khăn trong việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân, ông Hà Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cho biết đã nhận diện được các khó khăn vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội. Từ đó, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 49/NĐ-CP sửa đổi một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn đối với Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Một trong những khó khăn, vướng mắc thời gian qua về phát triển nhà ở xã hội đó là vấn đề thiếu nguồn vốn. Ông Hà Quang Hưng cho hay, sau khi gói 30 nghìn tỷ đồng kết thúc thì nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội rất hạn chế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội được phân bổ 2.163 tỷ đồng trên tổng số nhu cầu là 9.000 tỷ đồng (chỉ đạt 27% so với nhu cầu). Còn các ngân hàng thương mại là đối tượng sẽ cho các chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được vay thì lại không được bố trí đồng vốn nào. Dẫn đến sau khi gói hỗ trợ trên kết thúc, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hầu như đều bị tạm dừng, dẫn đến nguồn cung rất thiếu.

Thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đến nay đã có 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp được khởi công xây dựng, với tổng quy mô khoảng 23.965 căn hộ. Trong đó, có 5 dự án nhà ở xã hội gồm 20.765 căn hộ (Bình Dương 4 dự án với 20.000 căn hộ, Kiên Giang 1 dự án với 765 căn hộ); 2 dự án nhà ở công nhân, với tổng số 3.200 căn hộ (Quảng Ninh 1 dự án với 1.000 căn, đáp ứng 5.500 chỗ ở; Bắc Ninh 1 dự án với 2.200 căn, đáp ứng 11.000 chỗ ở).

Tuy nhiên, kết quả trên vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong giai đoạn này, mục tiêu phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở.

Loạt đề xuất tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Trước thực trạng nguồn cung khan hiếm, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ đề xuất loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tăng nhằm tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng sớm trình Chính phủ xem xét sửa đổi khoản 1 và khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) để không làm thất thoát quỹ đất 20% dành để phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo nguồn cung nhà ở xã hội và phù hợp với tình hình thực tiễn.

HoREA đề xuất, cho chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án, quy định tại khoản 1 điều này hoặc hoán đổi quota 20% quỹ nhà ở hoặc quỹ đất ở của dự án nhà ở thương mại bằng số lượng nhà ở xã hội tương đương tính theo căn hộ, hoặc diện tích sàn xây dựng căn hộ, hoặc diện tích đất ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm hoán đổi để sử dụng làm nhà ở xã hội.

Theo Bộ Xây dựng, đến nay trên địa bàn cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, với quy mô khoảng 147.000 căn hộ (khoảng 7,35 triệu m2 sàn); đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ, tương đương khoảng 18,58 triệu m2 sàn.

Để tăng nguồn cung nhà ở xã hội riêng lẻ, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 53 Luật Nhà ở 2014, theo hướng cho phép doanh nghiệp được đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho thuê là phòng trọ, nhà trọ; hộ gia đình, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên diện tích đất ở hợp pháp của mình; doanh nghiệp, hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê là phòng trọ, nhà trọ.

Đến nay, các quy định pháp luật chưa quy định chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, về thuế, về tín dụng đối với nhà ở thương mại phù hợp với thu nhập của người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp đô thị, nên có rất nhiều người có thu nhập thấp đô thị và người có thu nhập trung bình thấp thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân nhưng không được hưởng chính sách ưu đãi nhà ở xã hội, mà cũng không đủ khả năng tài chính, hoặc không có tài sản đủ để thế chấp để vay tín dụng với lãi suất thương mại để mua nhà ở thương mại.

Theo đó, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng trình Chính phủ xem xét xây dựng bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà ở giá phù hợp với thu nhập với mức ưu đãi bằng khoảng phân nửa chính sách hỗ trợ, ưu đãi đang áp dụng cho nhà ở xã hội, để tạo điều kiện đẩy mạnh việc phát triển nhà ở giá phù hợp với thu nhập của người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp đô thị.

Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét thực hiện cho vay ưu đãi với lãi suất khoảng 7,5 %/ năm trong khoảng 5 năm (hoặc 10 năm) cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở giá phù hợp với thu nhập./.

VT

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động