Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, trong 6 tháng cuối năm, TP. Cần Thơ đang tiếp tục đưa ra các kế hoạch để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, trọng tâm là 3 động lực “đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu”.

Ước GRDP 6 tháng đầu năm tăng 5,73% so với cùng kỳ

Thông tin từ UBND TP. Cần Thơ, về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố diễn ra theo xu hướng tăng. Cụ thể, trong quý I/2024 GRDP tăng 3,13%, quý II là 6,74% và ước GRDP 6 tháng đầu năm tăng 5,73% so với cùng kỳ.

Một số ngành, lĩnh vực kinh tế tăng khá so với cùng kỳ như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 11,26%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,08%; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước trên 1,15 tỷ USD, tăng 7,12%; khách tham quan, du lịch tăng 11%; thu ngân sách nhà nước theo chỉ tiêu giao ước đạt trên 5.900 tỷ đồng, tăng 15,61% và hoạt động ngân hàng tiếp tục tăng trưởng với tổng dư nợ cho vay đạt 162.000 tỷ đồng, tăng 3,55% so với đầu năm.

Cần Thơ: Nhiều kịch bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Ước GRDP 6 tháng đầu năm của TP. Cần Thơ tăng 5,73% so với cùng kỳ. Ảnh: TL minh họa.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế TP. Cần Thơ lại chưa đạt được yêu cầu theo kế hoạch. Trong đó, tiến độ hoàn thành kế hoạch một số ngành, lĩnh vực đạt tỷ lệ thấp như thu hút đầu tư ngoài ngân sách, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư,… Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng...

Theo ông Dương Tấn Hiển - Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ, trong quý III/2024, thành phố cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án đầu tư công, quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là trên 95%. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế, đi đôi với việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, kiến nghị cho doanh nghiệp...

Song song đó, Cần Thơ cũng cần quan tâm hỗ trợ, phối hợp triển khai các dự án vốn ngoài ngân sách như: Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III và IV; các dự án cao tốc qua địa bàn thành phố; dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ, dự án Aeon Mall, Trung tâm nghiên cứu bộ vi xử lý và nhà máy sản xuất vi mạch điện tử…; tập trung triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050...

Dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương

Nằm trong kế hoạch để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, TP. Cần Thơ dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương trong năm 2024 và 2025.

Theo ông Nguyễn Thanh Sĩ - Phó giám đốc Sở Tài Chính TP. Cần Thơ, kế hoạch ban đầu trong việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương được thực hiện trong tháng 7/2024. Thế nhưng, theo quy trình, Cần Thơ phải xây dựng đề án gửi Bộ Tài chính có ý kiến nên thời gian diễn ra có thay đổi.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Tài chính, ngày 26/7/2024, UBND TP. Cần Thơ đã có kết luận chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính và chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn trái phiếu chính quyền địa phương (Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án thành phố) thống nhất phương án tham mưu, đề xuất và hoàn chỉnh đề án.

Cần Thơ: Nhiều kịch bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Sơ đồ đường vành đai phía tây TP.Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long.

Liên quan vấn đề nêu trên, ông Dương Tấn Hiển cho biết thêm, Bộ Tài chính có ý kiến phải làm thật kỹ, tức vốn trái phiếu chính quyền địa phương phát hành phải “có địa chỉ” sử dụng cũng như cam kết giải ngân hết, đúng thời gian quy định trong năm 2024. Vốn phát hành trong năm 2025 cũng thực hiện tương tự.

“Địa phương đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cùng chủ đầu tư tính toán ngày vay, thời điểm và dự án nào sử dụng vốn nhằm đảm bảo hiệu quả. Phải xong được khâu đó thì mới ký kết để Bộ Tài chính thẩm định rồi thực hiện” - ông Hiển nhấn mạnh.

Hồi cuối năm 2023, Hội đồng Nhân dân thành phố Cần Thơ đã thông qua chủ trương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Dự kiến khối lượng trái phiếu phát hành tối đa là 2.000 tỷ đồng, đợt 1 vào tháng 7/2024, đợt 2 vào quý I/2025.

Việc phát hành trái phiếu đảm bảo không vượt hạn mức vay tối đa theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ và trong bội chi ngân sách địa phương hàng năm được Quốc hội phê duyệt.

Mục đích phát hành trái phiếu nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện dự án trọng điểm, như: dự án đường vành đai phía Tây, đường tỉnh 917, 918, các khu tái định cư mới...

Gia Linh

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới giúp gỡ khó cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Quy định mới giúp gỡ khó cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội

Theo nhận định của các chuyên gia, những quy định mới về nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở 2023 và những hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2024/N-CP đã thể hiện sự thông thoáng. Nhờ đó, nhiều vướng mắc gây khó khăn cho quá trình triển khai sẽ được tháo gỡ và tạo động lực để phân khúc nhà ở xã hội phát triển.
Bộ Nội vụ nghiên cứu bảng lương và phụ cấp mới trình Trung ương sau năm 2026

Bộ Nội vụ nghiên cứu bảng lương và phụ cấp mới trình Trung ương sau năm 2026

Bộ Nội vụ cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất việc thực hiện các bảng lương và các chế độ phụ cấp mới của khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW (về cải cách chính sách tiền lương) cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026.
TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước

TP. Hồ Chí Minh sẽ cổ phần hóa 10 doanh nghiệp Nhà nước

Chính quyền TP. Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh thực hiện cổ phần hóa với mục tiêu hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp 10 doanh nghiệp trực thuộc trước năm 2026.
Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất

Chính phủ ban hành Nghị định 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Trong đó nêu rõ quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất.
Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm, trong 6 tháng cuối năm, TP. Cần Thơ đang tiếp tục đưa ra các kế hoạch để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, trọng tâm là 3 động lực “đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu”.

Tin khác

TP. Hồ Chí Minh: 7 tháng thu ngân sách đạt gần 64% dự toán

TP. Hồ Chí Minh: 7 tháng thu ngân sách đạt gần 64% dự toán

Thông tin do Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh vừa công bố, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 7 tháng năm 2024 ước thực hiện 308.724 tỷ đồng, đạt 63,9% dự toán và tăng 14% so với cùng kỳ.
Gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ việc tăng năng lực nội tại

Gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu từ việc tăng năng lực nội tại

Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam. Trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, họ đều mong muốn liên kết, hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước để tận dụng nguồn lực. Đây là cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cần lời giải cho bài toán phát triển sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp này.
Sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời từ nay đến cuối năm

Sẽ có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời từ nay đến cuối năm

Tại Hội thảo “Tìm cơ hội đầu tư nửa cuối năm” do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, các chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có những khởi sắc, môi trường chính trị ổn định, cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện.... Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2024 và những năm tiếp sau.
Nhiều khả năng Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Nhiều khả năng Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN

Kinh tế Việt Nam khép lại quý II/2024 bằng một bất ngờ lớn khi tăng trưởng GDP đạt 6,9%, vượt ngưỡng kịch bản cao cũng như kỳ vọng của thị trường. Nếu đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay, nhiều khả năng sẽ đưa Việt Nam trở lại vị trí là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho các quốc gia khác trong khu vực trong hai năm vừa qua.
Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Chính sách kinh tế, xã hội nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên

Năm 2025 là năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2021-2025. Trong hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục siết giảm chi thường xuyên, ưu tiên dành nguồn tăng chi cho con người, an sinh xã hội.
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nghiên cứu thông tin báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Trung tâm phân loại hàng tự động trị giá 30 triệu USD được xây dựng tại Bình Dương

Trung tâm phân loại hàng tự động trị giá 30 triệu USD được xây dựng tại Bình Dương

Dự án Trung tâm Phân loại hàng hóa tự động (SPX Express), cung cấp dịch vụ giao nhận phủ rộng cả nước vừa được khởi công xây dựng, tại Bình Dương, với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Dự án kỳ vọng sẽ góp phần mang đến hàng ngàn cơ hội việc làm và cải thiện chất lượng dịch vụ logistics của tỉnh và khu vực.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt gần 403 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, thống kê sơ bộ đến 15/7/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 403 tỷ USD.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) công bố ngày 17/7, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 như trong công bố hồi tháng 4/2024. Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến ở mức 6,0%, với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động