Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Tổng cầu giảm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế

Theo GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2023 là một trong những năm khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam, trong nhiều năm gần đây. Tăng trưởng năm 2023 vẫn còn kém hơn nhiều so với giai đoạn trước Covid-19. Trong đó, nổi bật nhất là sự suy yếu của tổng cầu và các thành tố quan trọng của tổng cầu như tiêu dùng và đầu tư, cùng với chất lượng tăng trưởng không được cải thiện.

"Tổng cầu giảm cho thấy nền kinh tế có nguy cơ suy thoái. Điều này ảnh hưởng đến đến mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, gây ra các hậu quả như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thất nghiệp tăng cao, giảm thu nhập và chi tiêu của người dân…” - GS.TS Phạm Hồng Chương nhận định.

Xu hướng giảm của tổng cầu và tác động đối với nền kinh tế được GS.TS Tô Trung Thành phân tích trong Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam 2023, của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Theo đó, trong năm 2023, các thành tố tổng cầu của Việt Nam đều có xu hướng tăng chậm lại. Cụ thể, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản lần lượt tăng 3,52% và tăng 4,09% (giảm mạnh so với mức tăng 7,09% và 5,40% năm 2022). Do đó, tăng trưởng GDP năm 2023 chủ yếu đến từ chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ theo giá so sánh, với mức thâm hụt ít hơn năm trước.

Tập trung thúc đẩy tổng cầu để phục hồi kinh tế nhanh hơn
Cần giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất. Ảnh: T.L

Chênh lệch xuất nhập khẩu chuyển từ thâm hụt năm 2022 sang thặng dư năm 2023. Tuy nhiên, nhập khẩu suy giảm cũng cho thấy sản xuất đang rất khó khăn, đặc biệt ở chu kỳ sản xuất tiếp theo. Khi đó, tăng trưởng GDP có thể không thực sự phản ánh "sức khỏe" của nền kinh tế GS.TS Tô Trung Thành nhận xét.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022. Trong đó, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 21,2% so với năm trước. Điều này là kết quả cho sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công như một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh những nguồn lực ngoài nhà nước khó khăn.

Khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều khó khăn

Cũng trong năm 2023, tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước đã tăng lên 27,85%, so với mức 25,61% năm 2022. Trong khi đó, khu vực ngoài nhà nước có mức tăng đầu tư còn rất thấp so với các khu vực khác của nền kinh tế (chỉ tăng 3,4%), trong khi ở giai đoạn trước đại dịch, khu vực này đạt mức tăng đạt trung bình 15% (2016-2019).

Cụ thể, vốn khu vực tư nhân chỉ tăng 2,7% so với 8,9% năm 2022; vốn đầu tư FDI chỉ tăng 5,4% so với 13,9% năm 2022. Tỷ trọng đầu tư khu vực ngoài nhà nước giảm từ 58,2% năm 2022 xuống còn 56,1% năm 2023. Điều này, theo GS.TS Tô Trung Thành, phản ánh những khó khăn vẫn còn rất lớn của khu vực kinh tế tư nhân, sau khi chịu tác động nặng nề và dai dẳng từ đại dịch.

Về tiêu dùng, dù đã phục hồi sau Covid-19 vào năm 2022 (tăng 7,18%), báo cáo đánh giá tăng trưởng tiêu dùng cuối cùng đã suy giảm năm 2023 (tăng 3,52%), chủ yếu do tình hình kinh tế ảm đạm. Trước đại dịch Covid-19, tiêu dùng cuối cùng là thành phần lớn và ổn định nhất của tổng cầu tại Việt Nam, luôn duy trì tăng trên 7% mỗi năm.

Dù chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu, tiêu dùng cuối cùng lại có xu hướng tăng chậm lại và không ổn định trong những năm gần đây, làm kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Cả tiêu dùng cuối cùng khu vực nhà nước và tư nhân đều giảm so với năm 2022.

Trong bối cảnh các yếu tố ngoại cảnh bất lợi, Chính phủ đã có nhiều biện pháp kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, tỷ trọng của tiêu dùng nhà nước hầu như ít thay đổi qua các năm qua, thậm chí có xu hướng giảm nhẹ. Vai trò của tiêu dùng nhà nước trong GDP của Việt Nam còn hạn chế và còn khá thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển và các nước trong khu vực.

Trong bối cảnh mô hình kinh tế chưa có cải thiện về chiều sâu, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024 (ngắn hạn), các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) cần được hồi phục nhanh chóng và đẩy mạnh hơn nữa.

Đồng tình với nhiều nhận định của các chuyên gia nêu trong ấn phẩm, TS. Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, cũng khuyến nghị thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư công, tiêu dùng, xuất khẩu, các chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, quan tâm thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh, cải cách thể chế, tăng năng suất, liên kết vùng…

Các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay, đầu tư tư nhân về cơ bản khó tăng mạnh do khó khăn của khu vực doanh nghiệp. Do đó, việc gia tăng giải ngân và chất lượng vốn đầu tư công đóng vai trò then chốt. Chính phủ cần kích thích tiêu dùng tư nhân bằng việc ổn định vĩ mô, điều chỉnh thuế thu nhập, tăng tính lành mạnh các thị trường tài sản và đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tận dụng khu vực FDI để đẩy mạnh xuất khẩu cũng là giải pháp cần chú trọng.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, nền kinh tế về dài hạn không thể trông chờ vào đầu tư công mà cần có giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư, khơi thông lại nguồn lực đầu tư tư nhân trở thành động lực tăng trưởng chính và quan trọng nhất.

Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Hải Phòng bứt phá vươn lên từ những cơ chế, chính sách đặc thù

Từ những tiềm năng, lợi thế riêng có, TP. Hải Phòng đã đề xuất với trung ương những cơ chế, chính sách đặc thù nhằm từng bước nâng cao chỉ số tăng trưởng vượt trội, xứng đáng với vai trò là một trong “đầu tàu” kinh tế của cả nước.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.

Tin khác

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Thu ngân sách sắp 'cán đích' cả năm trong 10 tháng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 10, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654.200 tỉ đồng, bằng 97,2% dự toán, trong khi thời gian từ nay đến hết năm còn 2 tháng nữa.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Xem thêm
Phiên bản di động