Trong khó khăn, nền kinh tế vẫn có chuyển biến tích cực

So với cùng kỳ năm trước, ước tính GDP quý II/2023 tăng 4,14%, cao hơn mức tăng 3,28% của số liệu sơ bộ quý I/2023. Một số ý kiến cho rằng, mức tăng trưởng này là lạc quan so với thực tế. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), đã có cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Kinh tế chuyển biến tích cực dù vẫn còn không ít khó khăn

PV: Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, mức tăng trưởng quý II/2023 là 4,14%. Có ý kiến cho rằng, mức tăng trưởng này là hơi lạc quan so với thực tế. Bà có bình luận gì về điều này?

Kinh tế chuyển biến tích cực dù vẫn còn không ít khó khăn
Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh: Tổng cục Thống kê ước tính số liệu GDP quý II và 6 tháng năm 2023 dựa vào nguồn thông tin, dữ liệu của các cuộc điều tra chọn mẫu hàng tháng, quý của các ngành, lĩnh vực; từ dữ liệu hành chính của các bộ, ngành, địa phương và số liệu, báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty. Dữ liệu vi mô đã cho thấy nhiều ngành, lĩnh vực trong quý II đã tốt lên so với quý I/2023.

Theo quý, tăng trưởng GDP quý II/2023 đạt 4,14% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn 0,86 điểm phần trăm so với quý I. Trong đó, khu vực công nghiệp đã có chuyển biến tích cực, tạm thời chấm dứt đà tăng trưởng âm từ quý I (âm 0,75%), đạt mức tăng 1,56%.

Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 1,18% (quý I tăng trưởng âm 0,49%). Ngành xây dựng cũng tăng mạnh với mức tăng 7,05%, cao hơn mức tăng 4,94% của cùng kỳ năm trước. Điểm sáng nhất vẫn là khu vực dịch vụ với mức tăng 6,11%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng trưởng khá tốt đạt 3,25% so với cùng kỳ.

Hoạt động xuất khẩu quý II giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng tăng 2,9% so với quý I. Đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tuy giảm ở cả hai quý nhưng mức độ giảm ở quý II đã thấp hơn trong quý I.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng quý II còn thấp, chỉ đạt 3,13% cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, nhưng đã cải thiện hơn so với quý I (2,06%).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong quý II/2023 cũng được cải thiện hơn khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở quý II tăng 23% so với quý I. Đặc biệt, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường giảm từ bình quân một tháng có gần 20,1 nghìn trong quý I xuống còn 13,2 nghìn doanh nghiệp trong quý II. Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp đã tăng lên.

Như vậy, tình hình kinh tế nước ta đang dần được cải thiện, biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu đã tích cực hơn so với quý I.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi so sánh tốc độ tăng trưởng GDP và một số chỉ tiêu liên quan giữa các quý trong cùng năm sẽ không có ý nghĩa khi các chỉ tiêu chưa được loại trừ yếu tố mùa vụ. Để đánh giá, so sánh mức độ tăng trưởng của các ngành, các lĩnh vực thường được so với cùng kỳ năm trước để loại bỏ yếu tố mùa vụ.

PV: Cũng có ý kiến băn khoăn về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo mặc dù xấu đi rất nhiều nhưng quý II/2023 lại tăng trưởng dương và cao hơn quý I/2023. Xin bà phân tích, làm rõ hơn về nội dung này?

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh: Trong giai đoạn 2011-2022, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn đóng vai trò trụ đỡ, dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, với mức tăng trung bình khoảng 8,9%.

Do khó khăn từ kinh tế thế giới, đơn hàng xuất khẩu năm 2023 giảm, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Sang quý II, ngành công nghiệp có những chuyển biến tích cực hơn so với quý I, tuy nhiên tăng trưởng vẫn ở mức thấp. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý II chỉ tăng nhẹ 0,2%, song xu hướng tích cực của lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo quý II so với quý I thể hiện qua một số kết quả sau:

Một là, có 15/24 ngành công nghiệp cấp II thuộc công nghiệp chế biến, chế tạo sản xuất quý II/2023 có xu hướng tốt hơn quý I/2023, đặc biệt một số ngành có thế mạnh về xuất khẩu như: ngành dệt, chỉ số sản xuất quý II tăng 2,9% (quý I giảm 7,4%) so với cùng kỳ 2022; ngành sản xuất trang phục vẫn giảm nhưng tốc độ giảm chậm hơn, chỉ số sản suất quý II giảm 4,4% (quý I giảm 9,3%); ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, chỉ số sản xuất quý II giảm 1,9% (quý I giảm 3,1%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, chỉ số sản xuất quý II giảm 3,5% (quý I giảm 5,4%)…

Thêm vào đó, ngành điện đã phản ánh rõ nét xu hướng sản xuất tích cực hơn của quý II khi chỉ số sản xuất so với cùng kỳ đạt mức tăng 4,1% trong khi quý I giảm 1,1%.

Hai là, số doanh nghiệp thực tế tham gia thị trường tăng mạnh ở quý II với bình quân một tháng có hơn 5,6 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, trong khi quý I giảm 1,1 nghìn doanh nghiệp.

Ba là, trong quý II, xuất khẩu một số mặt hàng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực cũng có xu hướng tốt lên so với quý I: Gỗ và sản phẩm gỗ quý II/2023 tăng 13,6% so quý I/2023. Hàng dệt, may tăng 19,6%. Giày dép tăng 31%. Điện tử, máy tính và linh kiện tăng 9,5%. Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 12,8%.

Bốn là, chỉ số tiêu thụ và tỷ lệ tồn ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng được cải thiện hơn trong quý II/2023: Chỉ số tiêu thụ quý I/2023 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,9% so với cùng kỳ nhưng 6 tháng chỉ giảm 2,2%; tỷ lệ tồn kho tại thời điểm 31/3/2023 là 81% nhưng tại thời điểm 30/6/2022 là 83,1%.

Cuối cùng, các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhận định tình hình sản xuất kinh doanh khả quan hơn trong quý II/2023 với dự báo về hàng tồn kho giảm, đơn đặt hàng mới tăng…

PV: Để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi, tiếp tục là động lực tăng trưởng trong các tháng cuối năm, theo bà cần có những giải pháp gì?

Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh: Để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm, có nhiều giải pháp cần thực hiện để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đó là cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp; điều hành tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng; điều hành tỷ giá phù hợp, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu và an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng; khơi thông dòng vốn và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng…

Về phía cầu, cần đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nội địa để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung…

Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm hiệu quả; tích cực triển khai đồng bộ và hoàn thiện hệ thống lưu thông giữa các nhà sản xuất, thương mại và tiêu dùng. Đảm bảo nguồn điện ổn định, đáp ứng sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng trong mùa cao điểm.

Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.

PV: Xin cảm ơn bà!

Sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm sẽ khả quan hơn

Kết quả khảo sát nhóm doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo cho thấy, có 27,5% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý I/2023. 36,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Kết quả này tích cực hơn so với khảo sát quý I/2023 khi có lần lượt là 24,3% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn quý trước; 37,2% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 38,5% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp trong các tháng còn lại của năm 2023 vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể lấy lại đà tăng trưởng cao trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp đồng bộ đang được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai, sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2023 chắn chắn khởi sắc hơn 6 tháng đầu năm.

H. Y (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2025

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025.
Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Ngân quỹ nhà nước tạm nhàn rỗi sẽ gửi tại ngân hàng có trên 50% vốn nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước.
Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Trung Quốc - đối tác đầu tiên có quy mô thương mại với Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD/năm

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ USD, đánh dấu mức kỷ lục về thương mại 2 chiều. Với kết quả này, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại đầu tiên mà nước ta thiết lập quy mô trên 200 tỷ USD. Thương mại Việt Nam - Trung Quốc còn nhiều dư địa nâng cao giá trị kim ngạch trong năm 2025.
Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng đang mở rộng, Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài muốn mở rộng hoạt động tại khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thời điểm cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Theo đó, hàng hóa xuất, nhập khẩu giao thương qua các cửa khẩu cũng tấp nập hơn. Điều này đòi hỏi lực lượng chức năng cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn các sản phẩm khi đưa vào nội địa.

Tin khác

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%

Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong 10 năm liên tiếp. Với các yếu tố như tốc độ tăng cung tiền, lãi suất, tỷ giá tương đối cân bằng, giá dầu ổn định, lạm phát trung bình trong năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/-0,5%).
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%

Ngày 7/1/2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

GDP Việt Nam năm 2024 tăng trưởng ấn tượng 7,09%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2024 ước tính tăng 7,09% so với năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 92/2024/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 37/2023/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân (Thông tư số 92). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2025.
Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Bổ sung 6.434 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho các địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1689/QĐ-TTg về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương.
TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh phấn đấu năm 2025 thu ngân sách trên 520.000 tỷ đồng

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, năm 2025, Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất, giao tổng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 trên địa bàn thành phố là 520.089 tỷ đồng, tăng 37.238 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 7,71% so với năm 2024.
Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Thu ngân sách của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 31/12 tại Bộ Tài chính, nhiều địa phương cho biết mức thu ngân sách năm nay đạt kỷ lục, trong đó TP. Hà Nội và TP.HCM lần đầu tiên vượt ngưỡng 500.000 tỷ đồng.
Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Giải ngân vốn đầu tư công: Nhiều địa phương đã bứt phá trong chặng nước rút

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, nhưng theo quy định, thời gian kết thúc việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 là ngày 31/1/2025. Trong chặng nước rút này, đã có nhiều địa phương bứt phá vươn lên, góp thêm vào bức tranh giải ngân năm 2024 nhiều gam màu sáng.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng yêu cầu Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Thu nợ thuế năm 2024 đã đạt được kết quả tích cực

Theo Tổng cục Thuế, thời gian qua, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ đọng, theo đó thu nợ thuế đã đạt được kết quả tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động