Xác định giá sàn cao khiến việc đấu giá tài sản công gặp khó khăn

Góp ý về Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết hiện nhiều cơ quan thực thi có tâm lý e ngại nên thường xác định giá sàn đấu giá tài sản công ở mức cao, để tránh trách nhiệm sau này, khiến việc đấu giá tài sản công khó khăn.

UBTVQH vừa cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Đề nghị tăng tiền đặt trước để hạn chế bỏ cọc, thổi giá

Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thực tiễn thực hiện Luật Đấu giá tài sản qua 5 năm đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: một số quy định về trình tự, thủ tục đấu giá chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn. Việc áp dụng trình tự, thủ tục đấu giá của Luật Đấu giá tài sản đối với một số loại tài sản đặc thù còn gặp khó khăn; chất lượng của đội ngũ đấu giá viên vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề; còn tình trạng đấu giá viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.

Đấu giá tài sản công khó vì xác định giá sàn cao
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Bên cạnh đó, còn tình trạng người có tài sản đấu giá chưa thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình, thậm chí một số trường hợp còn có biểu hiện thông đồng, móc nối để trục lợi; việc giám sát quá trình đấu giá không thường xuyên, thậm chí là “buông lỏng”. Nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm và phạm vi quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản…

Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản cần được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập.

Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đa số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Về các nội dung cụ thể, một số ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị cần rà soát, quy định theo hướng quy định nêu rõ mức tiền đặt trước của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất ở mức cao nhất để hạn chế việc bỏ tiền đặt trước, thao túng thị trường hoặc nghiên cứu quy định khoản tiền đặt trước căn cứ theo quy mô diện tích đất đấu giá hoặc căn cứ theo giá trị của tài sản đấu giá.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị nghiên cứu điều chỉnh biên độ chênh lệch hợp lý giữa mức tiền đặt trước tối thiểu và tiền đặt trước tối đa; tránh quy định tỷ lệ tiền đặt trước quá cao dẫn đến những rào cản kỹ thuật, làm mất tính cạnh tranh của cuộc đấu giá.

Không được phát sinh thêm thủ tục gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh những tài sản hữu hình, còn có những tài sản vô hình, loại tài sản này ngày một nhiều, có giá trị rất lớn, vậy có thực hiện đấu giá hay không, nếu có thì đấu giá như thế nào?

Tại một số nước, pháp luật có quy định về hình thức “đấu giá lên” và “đấu giá xuống”, tuy nhiên, dự thảo Luật trình lần này chỉ quy định về “đấu giá lên”, chưa bao hàm hình thức “đấu giá xuống”. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ lý do chưa có hình thức này.

Đối với quy định về nghề đấu giá tài sản, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, bán đấu giá tài sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, về nguyên tắc là cần cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Do đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần nghiên cứu kỹ để không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong kinh doanh.

Liên quan đến việc đấu giá tài sản công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết hiện nhiều cơ quan thực thi có tâm lý e ngại nên xác định giá sàn đưa ra đấu giá tài sản công thường để ở mức rất cao. Việc này nhằm tránh trách nhiệm trong trường hợp sau khi đấu giá, giá thị trường lên, nếu cơ quan điều tra vào xác minh có thể liên quan đến trách nhiệm làm thất thoát tài sản. Tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều khiến việc đấu giá tài sản công thường rất khó khăn.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu tiếp thu tinh thần Luật Giá, trong đó có quy định về giá khởi điểm, sao cho việc xác định giá khởi điểm đáp ứng được các mục tiêu của hoạt động đấu giá, khắc phục được tình trạng nêu trên. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định cụ thể hơn về đấu giá xuống, bởi nhiều trường hợp đấu giá nhiều lần không thành công thì cần có quy định hạ giá để áp dụng phù hợp trong thực tế.

Chưa bao giờ có đấu giá xuống với tài sản công

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết thực tế đến nay trong đấu giá tài sản công chưa bao giờ có việc đấu giá xuống, dù đã có quy định. Ở các nước, việc này vẫn diễn ra nhưng do chủ yếu là đấu giá tài sản của tư nhân nên dễ quyết định. Ở nước ta, khi đấu giá tài sản công thì vấn đề quan trọng là ai xác định hạ giá đến mức nào để bán được. Mặc dù đã có quy định về hạ giá khởi điểm, theo Luật 69, song vấn đề là không ai dám quyết, cũng tương tự như việc xác định giá khởi điểm để bán.

Về các nội dung sửa đổi tại Luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết bên cạnh việc kế thừa Luật cũ thì dự thảo đã bổ sung các điểm mới.

Thứ nhất là thắt chặt quy định, trình tự thủ tục để chống lại tình trạng thông đồng dìm giá, quân xanh, quân đỏ, với các quy định như yêu cầu niêm yết quy chế đấu giá công khai, thời hạn niêm yết, nơi bán….

Điểm mới thứ hai là xác định đấu giá tài sản là một nghề đặc thù. Dẫn thực tế đấu giá tài sản tư là nghề đặc thù đã có ở châu Âu từ hàng trăm năm, Bộ trưởng cho biết dự thảo thiết kế một loạt quy định về đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung chuyên môn… cho người làm công tác đấu giá.

Một điểm mới nữa của dự thảo là về xác định tiền đặt trước. Nêu một số bất cập xảy ra trong vụ việc đấu giá đất Thủ Thiêm hay tại Đông Anh, Bộ trưởng cho biết luật mới đang cố gắng khắc phục vấn đề này. Thực tế trên thế giới, quy định mức đặt trước ở một số nước là từ 5 – 25%, theo nguyên tắc dân sự, thậm chí một số nước mức đặt trước bằng 0, một số nước như Mỹ, Trung Quốc quy định mức đặt trước tối đa (25.000 USD, 50.000 NDT).

Trong dự thảo, hiện đang mức đặt trước đối với đấu giá đất lên tối thiểu 10%. Trong quá trình góp có ý kiến cho rằng phải nâng cao mức đặt trước với đấu giá đất để tránh việc thổi giá, bỏ cọc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Thành Long lưu ý việc này đi ngược lại nguyên lý về đấu giá tài sản. Nếu tiền đặt trước quá cao sẽ trở thành hàng rào kỹ thuật hạn chế người tham gia đấu giá, khiến chỉ còn một số “ông lớn” có khả năng tham gia./.

Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động