6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động
Tập trung khai thác nguồn thu ngay từ đầu năm. Ảnh: MH

Cân đối thu-chi đảm bảo trong 6 tháng đầu năm

Tham luận tại Hội nghị sơ kết công tác tài chính - ngân sách 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 vào ngày 15/7, ông Nguyễn Xuân Sáng, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hà Nội cho biết, cân đối thu - chi ngân sách của Hà Nội đã được đảm bảo trong nửa đầu năm.

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội đạt trên 259.000 tỷ đồng, bằng 63,4% dự toán, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng chi ngân sách địa phương đạt trên 44.400 tỷ đồng, bằng 30,4% dự toán giao đầu năm, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thành phố đã có nhiều khởi sắc…

Theo ông Nguyễn Xuân Sáng, kết quả này có được là do ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan phối hợp với các địa phương thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN), tăng cường công tác quản lý thu, thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu… Bộ Tài chính cũng đã chủ động tham mưu, đề xuất ban hành và ban hành theo thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Cùng với đó, TP. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường… cũng như chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, xác định giá đất… giúp thu tiền sử dụng đất 6 tháng đầu năm 2024 tăng 198,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tại “đầu tàu” kinh tế phía Nam, bà Trần Mai Phương, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho hay, tổng thu NSNN trên địa bàn là 267.399 tỷ đồng, đạt 55,38% dự toán; tổng chi ngân sách địa phương là 31.707 tỷ đồng, đạt 21,72% dự toán, tăng 18,9% so cùng kỳ. Chi đầu tư phát triển mặc dù còn thấp so với dự toán nhưng tăng 91,39% so cùng kỳ…

Cũng báo cáo về tình hình tại địa phương, bà Trương Thị Hương Bình, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai cho biết, đến cuối tháng 6/2024, tổng thu NSNN của tỉnh đạt 30.444 tỷ đồng, bằng 54% dự toán tỉnh và bằng 110% so với cùng kỳ.

Theo Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai, công tác khai thác nguồn thu được tập trung ngay từ những tháng đầu năm, quản lý kê khai, kiểm tra, khai thác các nguồn thu, đôn đốc thu nợ, thu gia hạn về thuế cũng được triển khai kịp thời… Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, các chính sách về thuế luôn được đẩy mạnh bằng các hình thức phù hợp, giảm thủ tục hành chính khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế. Hơn nữa, công tác cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh thủ tục hải quan điện tử luôn được triển khai hiệu quả.

Ông Nguyễn Quốc Toàn, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn cho hay, mặc dù Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nhưng với quyết tâm chính trị cao, sự chủ động, linh hoạt, ngành Tài chính tỉnh Lạng Sơn đã kịp thời thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024.

Trong đó, chú trọng thực hiện các giải pháp quản lý thu, nhất là đối với các địa bàn, khu vực trọng điểm, thực hiện rà soát từng nguồn thu, đánh giá tiến độ thu theo từng sắc thuế. Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước khoảng 156 tỷ đồng. Triển khai có hiệu quả các Đề án chống thất thu, thu bổ sung số thuế là 4,8 tỷ đồng. Lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ xăng dầu đạt 100%...

Đồng thời, công tác quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh... Nhờ đó, thu NSNN trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước đạt khá so với kế hoạch giao, đạt khoảng 68% dự toán Trung ương giao, đạt 67,1% dự toán tỉnh giao, tăng 31,3% so với cùng kỳ; tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 38,6% dự toán tỉnh giao, bằng 119,2% so cùng kỳ…

Đánh giá biến động, đẩy nhanh tốc độ thông quan

Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế như cơ cấu thu ngân sách chưa thực sự bền vững. Hơn nữa, nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển, thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, kinh phí đối ứng các dự án, đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh lớn trong khi nguồn NSNN còn khó khăn…

Cũng nói về những hạn chế, theo ông Nguyễn Văn Phụng, Giám đốc Sở Tài chính TP. Đà Nẵng, tình hình giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch vốn được giao các tháng đầu năm còn chậm do nhiều nguyên nhân, một số lĩnh vực chi thường xuyên đạt thấp so với dự toán do các cơ quan, đơn vị, địa phương chậm phê duyệt dự toán chi tiết, triển khai thực hiện thủ tục đấu thầu.

Hơn nữa, theo nhận định của lãnh đạo các sở tài chính địa phương, dự báo tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm tiếp tục phục hồi và tăng trưởng, nhưng nhiều vướng mắc, khó khăn kéo dài; cùng với đó là những ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu hay việc tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế, phí, trong 6 tháng cuối năm… sẽ tác động làm giảm thu ngân sách.

Vì thế, để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán. Trong đó sẽ tăng cường các giải pháp chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng các giải pháp cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Trong đó, để tăng cường thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai cho hay sẽ đánh giá sát biến động của các yếu tố trọng yếu ảnh hưởng đến số thu NSNN như kim ngạch, thị trường, mặt hàng… để kịp thời có phương án trong quá trình thực hiện dự toán thu ngân sách. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng hóa, thúc đẩy xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tập trung quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế suất cao, hàng hóa nhập khẩu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá...

Cùng những kiến nghị chung, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục đồng hành, phối hợp tích cực, chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương và thành phố Hà Nội trong quá trình cụ thể hóa, triển khai các cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực tài chính – ngân sách liên quan đến Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.

Sở Tài chính TP.HCM bày tỏ kiến nghị về việc cần có quy định cụ thể hơn về vấn đề về thành lập “Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ”, cũng như quy định về các nội dung triển khai cơ chế, chính sách về tài chính ngân sách tại Điều 5 của Nghị quyết số 98/2023/QH15, trong đó có việc tạo lập tín chỉ các-bon và cơ chế, phương thức giao dịch đối với tín chỉ các-bon hình thành từ chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công của ngân sách…/.

Nam Khánh

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Xem thêm
Phiên bản di động