Áp dụng các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách

Thu ngân sách đang có xu hướng giảm liên tiếp, trong khi đó, theo dự báo thời gian tới, công tác thu sẽ có nhiều khó khăn. Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, các đơn vị thuế, hải quan quyết tâm phấn đấu, tăng cường áp dụng nhiều giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, giải quyết được các trường hợp nợ đọng thuế, bảo đảm thu đạt chỉ tiêu dự toán.
Áp dụng các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách (XB 21.6)
Áp dụng các giải pháp hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Ảnh: TL

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước lũy kế đến ngày 15/6/2023 ước đạt 810,2 nghìn tỷ đồng, bằng 50% dự toán (thu ngân sách trung ương ước đạt 53,3%, thu ngân sách địa phương ước đạt 46,2% dự toán).

Thông tin về số thu do ngành Thuế quản lý, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành cho biết, lũy kế 5 tháng năm 2023, thu ngân sách ước đạt 663.843 tỷ đồng. Số thu này bằng 48,3% so với dự toán pháp lệnh, bằng 96,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thu ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm tiến độ dự toán, song đây là mức thu thấp nhất trong vòng 14 năm qua. Nguyên nhân do tình hình khó khăn của nền kinh tế.

Trên thực tế, mặc dù số thu nội địa 5 tháng năm 2023 đạt khá so dự toán, nhưng đang xu hướng giảm. Chẳng hạn, thu tháng 1 đạt 14,7%; tháng 2 đạt 7,7%; tháng 3 đạt 8,9%; tháng 4 đạt 9,9%; ước thực hiện tháng 5 đạt 6,4%. Không kể thuế thu nhập doanh nghiệp, thu cổ tức, lợi nhuận còn lại, thu chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, thì số thu nội địa 5 tháng bằng khoảng 97,1% so với cùng kỳ năm 2022. Có 8/20 khoản thu, sắc thuế thu thấp hơn cùng kỳ năm 2022; trong đó thuế bảo vệ môi trường ước bằng 53%; lệ phí trước bạ ước bằng 72,5%; thu tiền sử dụng đất ước bằng 44,6%; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước ước bằng 48,9%. Về số thu trên địa bàn, có 25/63 địa phương có tiến độ thu đạt thấp (dưới 42%), trong đó có một số địa phương có tiến độ thu rất chậm (dưới 35%).

Về thu thuế xuất, nhập khẩu, theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, trong tháng 5/2023, thu ngân sách ngành Hải quan đạt 30.054 tỷ đồng, giảm 6,23% so với tháng trước. Số thu lũy kế 5 tháng đạt 152.942 tỷ đồng, bằng 36% dự toán, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Lý giải nguyên nhân thu tháng 5/2023 thấp hơn tháng 4/2023, ông Hoàng Việt Cường cho biết, do kim ngạch nhập khẩu có thuế của một số mặt hàng với số thu lớn giảm như ô tô nguyên chiếc các loại, sắt thép, điện thoại và linh kiện.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu nhóm các mặt hàng nguyên liệu, máy móc thiết bị, phụ tùng nhập khẩu phục vụ sản xuất như than, hóa chất, nguyên phụ liệu dệt may, linh kiện điện tử... cũng giảm tới 31% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm hơn 15 nghìn tỷ đồng. Kim ngạch xuất, nhập khẩu các mặt hàng có thuế tiếp tục giảm gây khó khăn cho thu ngân sách của ngành, vì vậy, từ nay đến cuối năm, ngành Hải quan tiếp tục đưa ra các giải pháp để bảo đảm đạt mức dự toán cao nhất.

Thu ngân sách đang có xu hướng giảm liên tiếp, trong khi đó, theo dự báo thời gian tới, công tác thu sẽ có nhiều khó khăn. Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách giảm, giãn thuế, phí, đặc biệt là giảm 2% thuế giá trị gia tăng, giảm thuế trước bạ ô tô..., điều này sẽ tác động đến thu ngân sách. Vì vậy, ngành Hải quan và Thuế đang triển khai nhiều giải pháp.

Ông Hoàng Việt Cường cho hay, ngành Hải quan tiếp tục tạo thuận lợi thương mại cho người dân, doanh nghiệp. Hiện ngành Hải quan đang chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố phối hợp với hải quan nước lân cận để tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong xuất khẩu trái cây khi đang vào mùa thu hoạch; đồng thời tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua tuyến đường biển; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính...

Còn ngành Thuế tổ chức nhiều hội nghị bàn giải pháp tăng thu ngân sách trên tinh thần rà soát các khoản có thể thu, khoản tiềm năng. Tổng cục Thuế cũng tổ chức công tác thu bằng cách khoán thu đến từng đơn vị; đồng thời bám sát và đánh giá tình hình kinh tế trong nước, thế giới; phân tích, nhận định tác động từ những chính sách tài khóa tiền tệ mà các nước thực hiện đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước để nhận diện đúng những rủi ro, kịp thời tham mưu cho Bộ Tài chính, Chính phủ có kịch bản, giải pháp chủ động trong điều hành thu ngân sách nhà nước…

Tại hội nghị giao ban công tác tài chính - ngân sách tháng 5, triển khai nhiệm vụ công tác tài chính - ngân sách tháng 6-2023 do Bộ Tài chính vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi yêu cầu các đơn vị quyết tâm phấn đấu, tăng cường áp dụng nhiều giải pháp nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, giải quyết được các trường hợp nợ đọng thuế, bảo đảm thu đạt chỉ tiêu dự toán./.

T.Hương

Tin cùng chuyên mục

Tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Ngày 01/6/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 80/CĐ-TTg về việc đẩy mạnh triển khai phương án xử lý tài sản sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp. Trên tinh thần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 7627/BTC-QLCS hướng dẫn cụ thể nhằm đảm bảo việc xử lý tài sản công minh bạch, tiết kiệm, bền vững, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ phát triển đất phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ phát triển đất phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp

Nghị định số 103/2024/NĐ-CP quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP quy định về Quỹ phát triển đất đang được đề xuất sửa đổi để đồng bộ với mô hình chính quyền 2 cấp và bộ máy nhà nước sau khi sắp xếp. Theo đó, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 2 Nghị định này.
Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ vừa cho biết, tổng hợp kết quả kiểm toán giai đoạn 2020-2025, kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 275.460 tỷ đồng.
Bộ Tài chính: Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ

Bộ Tài chính: Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ, không để chậm trễ.
Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thực hiện kiểm kê đất đai năm 2024, trong đó đè nghị các địa phương tạm dừng kiểm kê đất đai đến khi hoàn thành sắp xếp theo địa giới đơn vị hành chính mới.

Tin khác

Sẽ phân cấp mạnh thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Sẽ phân cấp mạnh thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Với mục đích tăng cường trách nhiệm và tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề khó khăn trong quản lý, sử dụng tài sản công, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của chính phủ quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2025, TP. Hà Nội có thay đổi đột biến về nhu cầu vốn khi triển khai nhiều dự án lớn theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Vì vậy, việc thực hiện điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2025 là cần thiết để thúc đẩy tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân đầu tư công.
Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 5297/BTC-QLCS về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị định số 108/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác.
Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Kon Tum triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, trong đó, kiên quyết xử lý chủ đầu tư, ban quản lý, các tổ chức, cá nhân cố tình cản trở, gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân.
Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Trong quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện giải ngân 1.209 tỷ đồng, đạt 10,2% tổng kế hoạch vốn đầu tư công đã giao cho năm 2025, cao hơn so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2024 (7,7%) và vượt mức trung bình của cả nước (9,5%).
Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Thông tin tổng kiểm kê tài sản công được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết tại Hội nghị hướng dẫn rà soát, chuẩn hóa dữ liệu trong Phần mềm tổng kiểm kê tài sản công, được tổ chức ngày 3/4.
Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 04 về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 2025 là 8% trở lên.
Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 11/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 144/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

TP. Hồ Chí Minh: Làm rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị không hoàn thành giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị thủ trưởng của 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1690 năm 2025, thực hiện kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo UBND Thành phố kết quả.
Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” kiểm kê tài sản công

Theo Bộ Tài chính, tính đến 22h00 ngày 13/3, đã có rất nhiều bộ, ngành, địa phương gần “về đích” trong kiểm kê tài sản công. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương đang chậm tiến độ.
Xem thêm
Phiên bản di động