Bảng giá đất nên được xây dựng định kỳ 3 năm

Sáng ngày 7/4 diễn ra Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Bảng giá đất nên được xây dựng định kỳ 3 năm
Sửa đổi Luật Đất đai: Khó nhất là phương pháp xác định giá đất. Ảnh: Minh họa

Cần quy định rõ ràng

Góp ý tại hội nghị về các khoản thu từ đất tại Điều 149, đại biểu Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) cho rằng, trong các khoản thu này thì quan trọng nhất là tiền sử dụng đất và tiền thuê đất. Tuy nhiên, trong khi các khoản thu từ thuế được quy định chi tiết, chặt chẽ ở cấp độ của luật thì tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các nội dung về tiền thu từ đất bao gồm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất còn khái quát, mang tính liệt kê, thiếu nội hàm cụ thể, cơ bản giao Chính phủ quy định chi tiết.

Do đó, đại biểu Nguyễn Vân Chi đề nghị chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của Nhà nước cần được quy định rõ ràng tại luật, ít nhất là về phạm vi và mức độ miễn giảm cụ thể, trên cơ sở các văn bản quy định dưới luật đã được áp dụng ổn định trong thời gian qua một cách hợp lý. Đồng thời, các trường hợp miễn giảm khác mà Chính phủ dự kiến sẽ quy định thì cũng nên bổ sung trực tiếp vào dự thảo luật.

Về nội dung chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 117 của dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Vân Chi cho rằng, hiện có sự bất bình đẳng phát sinh trong cơ chế chuyển mục đích sử dụng đất không chỉ giữa người bị thu hồi đất và người không bị thu hồi đất, mà còn phát sinh giữa nhà đầu tư đấu giá quyền sử dụng đất và nhà đầu tư không phải đấu giá quyền sử dụng đất trong thực hiện dự án đầu tư.

Người được hưởng lợi nhất nếu quy về giá trị là người sử dụng đất, người được chuyển trụ sở đến vị trí mới, không phải đấu giá đất, vừa được chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, xây dựng nhà ở thương mại, khu thương mại, dịch vụ tại vị trí cũ mà không phải qua đấu giá tiền sử dụng đất. Người duy nhất bị thiệt hại về lợi ích là Nhà nước, vì bị thất thu ngân sách.

Do vậy, đại biểu đề nghị cân nhắc đưa lại nội dung về thu hồi đất trong trường hợp các tổ chức được Nhà nước giao đất, không thu tiền sử dụng đất, chuyển đi nơi khác quy định lại vào Điều 78 về thu hồi đất.

Đại biểu Lê Minh Nam (Hà Giang) đề nghị rà soát tên gọi một số khoản thu ngân sách từ đất đai. Cụ thể, Điều 149 dự thảo luật quy định, các khoản thu ngân sách từ đất đai bao gồm: tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê; tiền thu từ việc xử phạt vi phạm hành chính về đất đai; tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai… Đại biểu cho rằng, cần ghi rõ tên các loại thuế để đảm bảo chính xác, đồng bộ với các văn bản pháp luật khác.

Bên cạnh đó, đại biểu cho biết, dự thảo luật sửa đổi chưa thể hiện rõ nội dung chính sách nhằm thu thêm từ đất không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại, cũng như điều tiết phần giá trị tăng thêm này. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu quy định cụ thể nội dung này cùng các giải pháp tổ chức thực hiện tạo lập và sử dụng các nguồn điều tiết. Theo đó, có thể bổ sung thêm nội dung thu từ điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất do Nhà nước đầu tư, thay đổi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không phải do đầu tư của người sử dụng đất mang lại, để có cơ sở pháp lý vững chắc, thống nhất trong tổ chức thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần làm rõ, mở rộng hơn phạm vi về vùng phụ cận, xem xét các khu vực có tiềm năng tăng giá trị để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, làm cơ sở để tăng thu nguồn lực này.

Sớm hoàn thành bảng giá đất để hỗ trợ thị trường bất động sản

Cũng về tài chính đất đai, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa -Vũng Tàu) cho rằng, nên sửa đổi quy định tại khoản 1, Điều 154 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm thành bảng giá đất được xây dựng định kỳ 3 năm để tránh lãng phí trong về thời gian tổ chức và các quy trình xây dựng bảng giá đất.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (đoàn Nam Định) đề nghị, các cơ quan chức năng cần thể hiện quyết tâm hơn trong việc hoàn thành sớm bảng giá đất để phục hồi thị trường bất động sản. Theo dự kiến mà Chính phủ cho biết, đến năm 2025 mới có bảng giá đất thì sẽ muộn so với yêu cầu của thị trường đất đai hiện nay, khi thị trường vốn đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị nên giao phòng công chứng chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc xác định giá cả khi tiến hành giao dịch trên cơ sở bảng giá tại vùng đất, thửa đất tại địa điểm đó, để nâng cao trách nhiệm của phòng công chứng, giảm tải vai trò của ngành Tài nguyên - Môi trường, phòng đăng ký đất đai. Có thể liên thông thẳng từ phòng công chứng đến cơ quan thuế để rút ngắn thủ tục, đảm bảo được nguồn thu thuế cho Nhà nước.

Góp ý quy định về định giá đất tại Điều 158, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, bên cạnh doanh nghiệp tư nhân hoạt động về định giá đất, cần có đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực này. Đại biểu phân tích, nếu doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng đất là tài sản công, bắt buộc đơn vị kiểm tra giá đất phải là một đơn vị công lập. Hơn nữa, nếu đất do Nhà nước thu hồi để sử dụng chung, đơn vị thẩm định cũng phải là đơn vị sự nghiệp công lập, có như vậy mới đảm bảo trách nhiệm của Nhà nước trong việc quản lý tài sản.

Về quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn định giá đất, đại biểu cho rằng để hoạt động định giá đất có cơ sở khách quan cần sử dụng tư liệu quốc gia về đất. Đây là điều kiện bắt buộc để hoạt động định giá đất, dù là đơn vị tư nhân hay công lập./.

HY

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.
Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Xem thêm
Phiên bản di động