Báo cáo tài chính nhà nước: Cần nhanh chóng tổng hợp thông tin đầy đủ về tài sản kết cấu hạ tầng

Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) đang kiến nghị các đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông (hàng không, hàng hải, đường sắt quốc gia, đường thủy nội địa, hạ tầng thủy lợi) cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công làm cơ sở xây dựng báo cáo tài chính nhà nước hoàn chỉnh.

Thông tin chưa được cập nhật đầy đủ

Thực hiện Luật Kế toán năm 2015, Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14/3/2017 của Chính phủ về báo cáo tài chính nhà nước, từ năm 2018, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) đã xây dựng báo cáo tài chính nhà nước (BCTCNN) trên phạm vi toàn quốc hàng năm để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

Tài sản nhà nước được tổng hợp trong BCTCNN bao gồm toàn bộ tài sản nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị nắm giữ, quản lý và sử dụng theo quy định bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.

Khẩn trương tổng hợp thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng trong Báo cáo tài chính nhà nước
Hiện thông tin tài sản kết cấu hạ tầng giao thông về đường sắt còn thiếu trong BCTCNN. Ảnh minh họa

Theo Thông tư số 133/2018/TT-BTC ngày 28/12/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập BCTCNN, Cục Quản lý công sản thực hiện báo cáo thông tin về tài sản trong BCTCNN liên quan đến tài sản công theo từng địa bàn (trung ương, tỉnh, huyện, xã) được theo dõi, quản lý trong Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về tài sản công.

Tuy nhiên, theo tổng hợp từ Cục Quản lý công sản, hiện các thông tin về 5 loại tài sản kết cấu hạ tầng (hàng không, hàng hải, đường sắt quốc gia, đường thủy nội địa, hạ tầng thủy lợi) chưa được cập nhật đầy đủ trong CSDLQG về tài sản công là do tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có số lượng lớn, phạm vi rộng nên hồ sơ theo dõi về tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng chưa đầy đủ thông tin, nhiều chỉ tiêu chưa được phản ánh, theo dõi trên sổ kế toán.

Nhưng, nguyên nhân chính vẫn là ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công chưa cao, chưa quan tâm đầy đủ, đúng mức trong việc hạch toán, tổng hợp và chế độ báo cáo tài sản hàng năm theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho việc quản lý tài sản nói chung và cho công tác tổng hợp thông tin, kê khai báo cáo còn thiếu...

Đáng chú ý, pháp luật hiện hành đã có quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác cũng như chế độ báo cáo đối với 5 loại tài sản kết cấu hạ tầng này. Tuy nhiên đến nay, các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, xác định giá trị tài sản và thực hiện việc giao, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản; chưa hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu để cập nhật tài sản và chưa thực hiện chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đối với tài sản kết cấu hạ tầng là đê điều, hạ tầng đô thị... hiện chưa có cơ chế, chính sách quy định chế độ quản lý, sử dụng và khai thác. Vì vậy, chưa có số liệu về hiện vật và giá trị tài sản để tổng hợp vào BCTCNN…

Nhanh chóng cập nhật thông tin tài sản công theo quy định

Để hoàn thiện BCTCNN, Kho bạc Nhà nước, Cục Quản lý công sản đều đã đưa ra các giải pháp cụ thể.

Khẩn trương tổng hợp thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng trong Báo cáo tài chính nhà nước
Các thông tin tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy cần nhanh chóng cập nhật trong BCTCNN. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Tân Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, cho biết hiện Bộ Tài chính đã triển khai phần mềm quản lý tài sản công cho các bộ, ngành, địa phương. Do đó, Cục Quản lý công sản đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý tài sản có trách nhiệm cập nhật đầy đủ, kịp thời số liệu về tài sản cũng như biến động về tài sản vào cơ sở dữ liệu.

Cơ quan được giao quản lý tài sản công tại các bộ, ngành, địa phương phải thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, rà soát, chuẩn hóa dữ liệu và báo cáo kịp thời về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý đảm bảo đúng quy định.

Đơn vị dự toán cấp I, Kho bạc Nhà nước địa phương kịp thời có văn bản hướng dẫn việc tổng hợp dữ liệu về tài sản trong BCTCNN hàng năm theo quy định.

Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn tập trung, ông Thịnh cho biết, Cục Quản lý công sản đã đề nghị các đơn vị được giao quản lý loại tài sản này thực hiện kế toán tổng hợp trên cơ sở kế toán chi tiết của các cơ quan đơn vị được phân cấp thực hiện công tác kế toán theo quy định; thực hiện rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có để thực hiện cập nhật vào CSDLQG về tài sản công.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị lập báo cáo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tài sản kết cấu hạ tầng nước sạch gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Thông tư số 39/2021/TT-BTC hướng dẫn lập BCTCNN. Trên cơ sở đó, Kho bạc Nhà nước đôn đốc các đơn vị lập BCTCNN hàng năm theo quy định.

Đối với các loại tài sản chưa có trong cơ sở dữ liệu như: tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông: đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện tổng hợp số liệu, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản (gửi bản giấy) về Kho bạc Nhà nước trung ương để tổng hợp số liệu.

Bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải) xây dựng Cơ sở dữ liệu tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ để tổng hợp số liệu phục vụ BCTCNN theo quy định./.

Tô Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Hơn 90 tỷ USD tiền mã hoá đổ về Việt Nam trong một năm

Hơn 90 tỷ USD tiền mã hoá đổ về Việt Nam trong một năm

Tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Hiệp hội Blockchain Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị “Quy định về phòng, chống rửa tiền và vai trò của phòng, chống rửa tiền trong giao dịch tiền mã hóa”, trong khuôn khổ triển khai Luật Phòng, chống rửa tiền.
Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh nguyên tắc bản chất của Luật Thủ đô là đạo luật về phân quyền. Do đó, các quy định trong dự thảo luật cần được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô. Song song với việc phân quyền thì trong luật cần thiết kế các quy định về điều kiện, biện pháp bảo đảm thực hiện và cơ chế kiểm soát quyền lực.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức

Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường trình bày tờ trình của UBND thành phố về chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức, theo Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.
Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Điều tiết giá cả thị trường hợp lý đảm bảo cung cầu để kiểm soát lạm phát

Sau khi tăng 0,88% trong tháng 8, những lo ngại dồn vào tháng 9 khi dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tiếp tục đà tăng, khi vào năm học mới, mua sắm đồ dùng học tập trong các gia đình tăng, giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ sau thời điểm tăng lương, giá xăng được dự đoán có xu hướng tăng thời điểm cuối năm…
Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước

Hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai để phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại hội thảo.

Tin khác

Yêu cầu rà soát toàn bộ các chung cư mini và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Yêu cầu rà soát toàn bộ các chung cư mini và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm

Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
Biển số "siêu đẹp" 30K - 555.55 chốt giá hơn 14 tỷ đồng

Biển số "siêu đẹp" 30K - 555.55 chốt giá hơn 14 tỷ đồng

Phiên đấu giá 11 biển số ô tô diễn ra vào ngày 15/9. Từ 10 giờ 15 phút - 11 giờ 15 phút, biển số 30K - 555.55 (Hà Nội) được đưa ra đấu giá. Chỉ sau gần 8 phút mở phiên đấu giá, biển số "siêu đẹp" này được trả ở mức hơn 14 tỉ đồng.
Vùng Đông Nam Bộ: "Cấp thiết" đưa ngành logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn

Vùng Đông Nam Bộ: "Cấp thiết" đưa ngành logistics trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ có gần 15.000 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Tuy nhiên, vùng Đông Nam Bộ còn bộc lộ nhiều điểm nghẽn trong quá trình phát triển của ngành logistics, chưa đáp ứng tiềm năng, kỳ vọng.
Tổng mức bán lẻ tăng mạnh - thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Tổng mức bán lẻ tăng mạnh - thị trường nội địa sẽ là cứu cánh cho doanh nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 19,2%). Kết quả trên cho thấy, thị trường nội địa đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiêu thụ hàng Việt, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu còn nhiều khó khăn, thiếu hụt đơn hàng.
Tỷ giá liên tục tăng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Tỷ giá liên tục tăng, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Trước diễn biến tỷ giá những ngày gần đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả 2 chiều, phù hợp với điều kiện thị trường và nền tảng kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hấp thu cú sốc bên ngoài...
Bất động sản đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất

Bất động sản đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, 8 tháng của năm 2023, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 18,15 tỷ USD (tăng 8,2% so với cùng kỳ). Trong đó, lĩnh vực bất động sản thu hút hơn 1,76 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 trong các ngành, lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI nhất
Gần 6,67 triệu bộ hồ sơ được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Gần 6,67 triệu bộ hồ sơ được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Theo Tổng cục Hải quan - Cơ quan thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), từ khi triển khai đến 15/8/2023, đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối Cơ chế một cửa quốc gia.
Thúc đẩy chuyển đổi số - Tạo tiền đề cho cách mạng dữ liệu thống kê

Thúc đẩy chuyển đổi số - Tạo tiền đề cho cách mạng dữ liệu thống kê

Để có cơ sở pháp lý thực hiện giải pháp tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê trên cả nước, Tổng cục Thống kê đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án tư liệu hóa và chuyển đổi số trong hệ thống thống kê quốc gia. Đề án sau khi được phê duyệt, sẽ tạo điều kiện cho cách mạng dữ liệu thống kê và tạo đột phá cho kinh tế - xã hội.
Thông tư số 59/2023/TT-BTC: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế

Thông tư số 59/2023/TT-BTC: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 59/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế. Theo đó, từ ngày 16/10/2023, một số mức thu phí trong lĩnh vực y tế được điều chỉnh tăng.
8 tháng, chi gần 1,2 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn

8 tháng, chi gần 1,2 nghìn tỷ đồng phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn

Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng qua, ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng bổ sung cho các địa phương gần 1,2 nghìn tỷ đồng kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Xem thêm
Phiên bản di động