Bộ Tài chính thành lập 2 Tổ công tác giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công các dự án thuộc Bộ
![]() |
Bộ Tài chính thành lập 2 Tổ công tác giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh minh họa: H.T |
Quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các Tổ công tác
Theo Quyết định, Tổ công tác số 01 do ông Chu Đức Lam - Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính làm Tổ trưởng và đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính. Tổ này sẽ giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án đầu tư xây dựng của các đơn vị thuộc Bộ.
Tổ công tác số 02 do ông Nguyễn Việt Hà - Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính làm Tổ trưởng và đại diện một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính. Tổ công tác này sẽ giám sát, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án công nghệ thông tin, mua sắm tài sản của các đơn vị thuộc Bộ.
Quyết định của Bộ Tài chính cũng nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của 2 Tổ công tác.
Cụ thể, về nhiệm vụ, 2 Tổ công tác có nhiệm vụ đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư, các đơn vị thực hiện quy định của pháp luật về ĐTC và các quy định có liên quan.
Tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án ĐTC; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá việc triển khai các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC.
Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ĐTC được lãnh đạo Bộ giao.
Trước ngày 5 hàng tháng, 2 Tổ công tác tổng hợp báo cáo kết quả đôn đốc, giám sát và đề xuất, kiến nghị cụ thể các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC, báo cáo Bộ (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cùng với báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn ĐTC hàng năm theo quy định tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Về quyền hạn của 2 Tổ công tác, yêu cầu các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan báo cáo, cung cấp các thông tin, số liệu, tài liệu các dự án của các đơn vị thuộc Bộ; báo cáo tình hình thực hiện, cam kết giải ngân của các dự án.
Tổ trưởng Tổ công tác lựa chọn giám sát trực tiếp tại một số dự án để tìm hiểu kỹ thực trạng, xác định rõ các vướng mắc, điểm nghẽn ở cơ sở, thẩm quyền giải quyết; trên cơ sở đó trực tiếp tổng hợp các vướng mắc để báo cáo cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả.
Đặc biệt, quyết định của Bộ Tài chính cũng lưu ý 2 tổ trưởng của 2 Tổ công tác tùy thuộc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ có thể mời thêm lãnh đạo và chuyên viên một số cục, vụ thuộc Bộ và thuộc tổng cục có liên quan để phối hợp thực hiện.
Tổ công tác được sử dụng con dấu của Cục Kế hoạch - Tài chính (Tổ 1); Cục Tin học và Thống kế tài chính (Tổ 2), hoặc được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính (sau khi được lãnh đạo Bộ phê duyệt).
Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của tổ
Quyết định của Bộ Tài chính cũng đưa ra nguyên tắc, chế độ làm việc, cũng như trách nhiệm của thành viên Tổ công tác.
Theo đó, tổ trưởng, tổ phó và các thành viên Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các thành viên Tổ công tác chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do tổ trưởng phân công. Tổ công tác tự giải thể sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Tổ trưởng Tổ công tác chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về kết quả hoạt động của tổ. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, điều hành hoạt động của tổ; xây dựng kế hoạch giám sát, đôn đốc; phân công nhiệm vụ cho tổ phó và các thành viên trong tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Tổ công tác, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và các vấn đề đưa ra thảo luận ở tổ, ký các văn bản của Tổ công tác. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ về kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ.
Tổ phó thường trực Tổ công tác thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do tổ trưởng phân công. Chỉ đạo, điều hành hoạt động của Tổ công tác theo phân công của tổ trưởng hoặc khi được tổ trưởng ủy quyền. Ký thay tổ trưởng các văn bản, kết luận do tổ trưởng ủy quyền.
Tổ phó Tổ công tác và các thành viên trong tổ tham mưu đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân của các dự án. Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của tổ trưởng, tổ phó thường trực; t
Rà soát chặt chẽ, phân bổ vốn tập trung, không dàn trải
Trước đó, Bộ Tài chính có Công văn số 405/BTC-ĐT đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương phân bổ, nhập dự toán trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo đó, Bộ Tài chính đôn đốc các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo các quy định của Chính phủ.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc phân bổ chi tiết theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công. Trong số đó, rà soát thật kỹ, phân bổ vốn tập trung, không dàn trải, theo đúng thứ tự ưu tiên, đúng đối tượng cho các nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, có khả năng giải ngân; tập trung bố trí đủ kế hoạch vốn năm 2024 cho các dự án quan trọng quốc gia… tránh phân bổ dàn trải; không phân bổ vốn cho các dự án không có khả năng giải ngân.
Cùng với đó, chỉ đạo chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán công trình, xác định các mốc thời gian hoàn tất các thủ tục lựa chọn nhà thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, đẩy nhanh tiến độ ký kết hợp đồng với các dự án, gói thầu mới thực hiện trong năm 2024.
Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, phối hợp ngay với nhà thầu để triển khai các thủ tục tạm ứng theo quy định để các nhà thầu có vốn chuẩn bị ngay các điều kiện cần thiết, vật tư, vật liệu phục vụ công tác thi công.
Đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc, giao nhiêm vụ và trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị thực hiện. Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, vận động, đặc biệt là giải thích rõ các quy định pháp luật về giá đất bồi thường và chính sách bồi thường, hỗ trợ để người dân cùng thực hiện. Đồng thời, kịp thời báo cáo cụ thể các khó khăn, vướng mắc cản trở làm chậm tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; không để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc thiếu vốn bố trí.
Tin cùng chuyên mục

5 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt gần 60% dự toán

Tránh lãng phí, thất thoát nguồn lực công sau sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Đề xuất sửa đổi quy định về Quỹ phát triển đất phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp

Kiểm toán Nhà nước: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 275.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính: Chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho các đối tượng nghỉ chế độ
Tin khác

Tạm dừng kiểm kê đất đai, đề xuất giao quyền cấp sổ đỏ về xã

Sẽ phân cấp mạnh thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công

Yêu cầu nhanh chóng rà soát, phân loại quỹ nhà, đất không sử dụng

Kon Tum: Nhiều giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Quý I/2025, Quảng Ninh giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tổng kiểm kê tài sản công: Đã hoàn thành giai đoạn kiểm đếm thực tế

Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt ít nhất 95%

Tiêu chí lựa chọn đối tác liên doanh, liên kết sử dụng tài sản công
