Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "ì ạch" của dự án đầu tư công

Theo phản ánh từ nhiều bộ, ngành, địa phương, những quy định của pháp luật hiện nay về đầu tư công đang dẫn đến khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là vấn đề đặt ra hiện nay.

Nhiều vướng mắc từ rất lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để

Trên thực tế, có những dự án dù có tiền nhưng lại không triển khai được, có dự án khi bố trí được nguồn mới bắt tay vào lập dự án đầu tư và phải mất rất nhiều thời gian sau đó mới thực hiện giải ngân được... Để tháo gỡ các nút thắt, giải quyết dứt điểm tình trạng “ì ạch” của rất nhiều dự án đầu tư công hiện nay, cần có những giải pháp căn bản, toàn diện.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chỉ đạo rất sát sao trong thời gian vừa qua. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, công điện và các văn bản chỉ đạo, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nhằm mục tiêu phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đã được giao.

Cần giải pháp căn bản, toàn diện để khai thông điểm nghẽn giải ngân dự án đầu tư công
3 tháng đầu năm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang rất thấp. Ảnh minh họa: H.T

Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm 2023 còn khá thấp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 đến ngày 31/3/2023 là 73.192,092 tỷ đồng, đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công do còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tập trung ở tất cả các khâu trong quy trình quản lý dự án đầu tư, trong đó có những khó khăn, vướng mắc trong quy định của luật pháp đối với dự án đầu tư công.

Nhìn lại việc triển khai thực hiện dự án trong thời gian qua có thể thấy, khi dự toán được giao vốn, chủ đầu tư mới bắt đầu thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư như: lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án... Đối với dự án nhóm A, những quy trình này thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có thể kéo dài tới 2 năm mới được phê duyệt quyết định đầu tư và khi hoàn thành thủ tục phê duyệt, dự án mới được thông báo vốn để thực hiện dự án. Tiếp theo đó là các bước lập dự toán, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...

Các dự án đầu tư xây dựng thường gắn với giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, công tác đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện đồng thời với quy trình thực hiện dự án, vì vậy nhiều trường hợp dự án đã đấu thầu xong nhưng chưa có mặt bằng để thi công.

Với mục tiêu phục hồi kinh tế sau dịch Covid-19, công tác giải ngân vốn đầu tư công hai năm trở lại đây gặp phải thách thức do tổng vốn đầu tư công hàng năm rất lớn. Nếu giai đoạn 2016 - 2020, vốn đầu tư công trung bình mỗi năm chỉ khoảng trên 400 nghìn tỷ đồng thì riêng kế hoạch đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 lên đến 726.684 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2022.

Cũng trong 2 năm gần đây, số lượng dự án khởi công mới rất lớn, trong đó có nhiều dự án quan trọng của quốc gia dẫn đến tình trạng thiếu vật liệu, đất, đá, cát sỏi tại một số thời điểm. Giá cả nguyên vật liệu biến động lớn nhưng chưa điều chỉnh kịp thời đơn giá cũng là rào cản đối với thực hiện và giải ngân các dự án...

Những khó khăn đó cũng đã không ít lần được chỉ ra tại các hội nghị về tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hay kết luận của các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ.

Tại hội nghị toàn quốc về đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 (diễn ra ngày 20/4), Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã nhận lỗi trước Thủ tướng Chính phủ vì chậm trễ trong công tác quy hoạch.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh, TP. Hà Nội cũng lúng túng mất 6 - 7 tháng về vấn đề nguồn vốn đầu tư, quy trình thực hiện nguồn đầu tư công quá lâu.

Về việc áp dụng Luật Đầu tư công để chi tiêu đấu thầu, ông Trần Sỹ Thanh cho biết, sau khi Thủ tướng phê duyệt kế hoạch đấu thầu để lựa chọn nhà tư vấn, mà quy trình đấu thầu mất vài tháng. Trong khi cả nước cũng chỉ có một vài đơn vị đủ khả năng làm tư vấn, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch. Ông Thanh cũng cho biết đã gửi những kiến nghị cụ thể này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cần có giải pháp căn cơ, lâu dài

Đánh giá về những cản trở để dòng vốn đầu tư công chảy vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 5 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cho biết, Chính phủ đã đánh giá, nhận định các vấn đề tồn tại, khó khăn vướng mắc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó đặc biệt là các vấn đề như thể chế, cơ chế chính sách; khó khăn liên quan đến tổ chức triển khai thực hiện các dự án; sự biến động tăng cao của giá nguyên, nhiên vật liệu...

Cần giải pháp căn bản, toàn diện để khai thông điểm nghẽn giải ngân dự án đầu tư công
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công không thể chỉ giải quyết các vướng mắc trước mắt mà cần phải có giải pháp căn cơ, lâu dài. Ảnh minh họa: H.T

Để thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng trong việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, Bộ Tài chính đã chủ động chuẩn bị đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kế hoạch năm. Bộ cũng thực hiện minh bạch và đơn giản hóa thủ tục thanh toán vốn, rút ngắn thời gian tạm ứng, thanh toán xuống chỉ từ một đến ba ngày làm việc.

Đồng thời, Bộ đã quyết liệt chỉ đạo Kho bạc Nhà nước (KBNN) đẩy mạnh việc giao nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của các chủ đầu tư, công khai minh bạch quá trình xử lý hồ sơ tại cơ quan kiểm soát thanh toán. Hàng tháng, kịp thời tổng hợp tình hình giải ngân của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phục vụ công tác điều hành và Tổ công tác của Chính phủ về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Về kiểm soát thanh toán vốn, hiện nay, KBNN đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 11 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN, đồng thời đã tích hợp 11 thủ tục hành chính lên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia, trong đó có thủ tục giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.

Theo báo cáo của KBNN, đến nay đã đạt tỷ lệ 100% số đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc tham gia dịch vụ công trực tuyến KBNN; số lượng giao dịch chứng từ chi ngân sách nhà nước phát sinh hàng tháng trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt hơn 99,6%...

Để “khơi thông” dòng vốn đầu tư công, tạo động lực thật sự cho phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, không chỉ giải quyết vướng mắc trước mắt, mà cần có giải pháp căn cơ, lâu dài. Theo Bộ trưởng, cần báo cáo Quốc hội để sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đầu tư theo hướng thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thời gian qua.

Chẳng hạn, tách phần giải phóng mặt bằng triển khai trước, phân cấp chủ quản đầu tư, nghiên cứu thêm trường hợp chủ đầu tư có thể chủ động sử dụng một số khoản kinh phí hợp pháp ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (kể cả nguồn vốn chi thường xuyên) để lập dự án, chuẩn bị đầu tư trước thay vì phải đợi tổng hợp hay bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Các quy trình quản lý hiện hành cũng cần phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn, không quy định giữ một vài khâu quản lý ở trên đối với các nội dung đã phân cấp cho cấp dưới (như thẩm định thiết kế cơ sở...).

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2023 phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nội tại, trong đó giải quyết các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy đầu tư công để từ đó giúp tăng tổng cầu, tăng tốc độ luân chuyển dòng vốn trong nền kinh tế là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Để giải quyết dứt điểm tình trạng khó khăn, vướng mắc gây chậm trễ trong triển khai các dự án sử dụng vốn đầu tư công trong nhiều năm qua cần phải có sự quyết tâm của các cấp các ngành, cần có các giải pháp căn bản, toàn diện để mở thông những điểm nghẽn cố hữu trong thực hiện đầu tư công./.

Tuấn Hoàng

Tin cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp thì nghĩa vụ thuế như thế nào?

Hỏi: Tôi kinh doanh phần mềm nhưng chưa đăng ký kinh doanh. Hiện tôi muốn mở rộng hoạt động nên có ý định thành lập công ty, nhưng băn khoăn là nếu bây giờ mới bắt đầu đăng ký thì có bị truy thu thuế thu nhập cá nhân từ các năm trước không?
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công

Trả lời Công văn số 1803/MV-2024 ngày 18/3/2024 của Công ty CP đầu tư thương mại quốc tế Minh Vượng về vướng mắc mã loại hình E62, ngày 13/5/2023 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư

Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 4688/CTHPH-TTHT của Cục Thuế TP Hải phòng về ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty TNHH Nippon Express Engineering (Việt Nam). Về vấn đề này, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Xác định chi phí được trừ khi tính thuế với dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử

Trả lời Công văn số 2404/CV/VNPTEPAY ngày 26/4/2024 của Công ty CP thanh toán điện tử VNPT (EPAY) (sau đây gọi tắt là “Công ty EPAY”) vướng mắc về việc thanh toán chi phí bằng dịch vụ ví điện tử, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất

Trả lời Công văn số 1405/CTKHH-HKDCN ngày 12/3/2024 của Cục Thuế Khánh Hòa về xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất, ngày 20/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tin khác

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trả lời Công văn số 185/CV-TT ngày 6/5/2024 của Công ty CP Trung Tín (sau đây gọi tắt là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Hướng dẫn xuất hóa đơn đối với khoản chi hộ

Trả lời Văn bản số 20240503/MCT-CT ngày 3/5/2024 của Công ty TNHH MC Trans Global (gọi tắt là Công ty) về việc hướng dẫn xuất hóa đơn và thuế suất thuế GTGT, ngày 20/5/2024 Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Hướng dẫn giảm trừ bảo hiểm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Trả lời Công văn số 199/LĐHK-TCKT của Công ty CP Cung ứng và xuất nhập khẩu lao động Hàng Không (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến như sau:
Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Nghĩa vụ thuế đối với cá nhân nước ngoài làm việc, kinh doanh tại Việt Nam

Hỏi: Công ty chúng tôi có ký hợp đồng thuê chuyên gia với 1 cá nhân người nước ngoài (đối tượng không cư trú) để "tư vấn và thực hiện các công việc cần thiết để hỗ trợ công ty thực hiện các công việc trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất". Cá nhân này không phải là thương nhân, không có đăng ký kinh doanh. Thời hạn hợp đồng là 1 năm. Phí dịch vụ được trả 1 khoản cố định hàng tháng và kết thúc dự án sẽ có thêm 1 khoản thưởng (phí dịch vụ này không bao gồm các khoản thuế phí theo quy định). Tôi xin hỏi, trường hợp này phải nộp các loại thuế theo quy định nào?
Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Thuế giá trị gia tăng đối với hàng miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng

Tổng cục Hải quan nhận được Công văn số 3148/HQBD-TXNK của Cục Hải quan Bình Dương về thuế GTGT đối với hàng hóa đã được miễn thuế nhập khẩu sau đó chuyển mục đích sử dụng. Về vấn đề này, ngày 12/4/2024 Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Hướng dẫn chính sách thuế giá trị gia tăng khi sáp nhập doanh nghiệp

Trả lời Văn bản số 03.23/CV-RKH-THN của Công ty TNHH Rhythm Kyoshin Hà Nội đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế GTGT khi thực hiện sáp nhập DN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Giải đáp vướng mắc về thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn của Tổ chức Winrock International Institute for Agricultural Development (sau đây gọi là tắt là Tổ chức) vướng mắc về chính sách thuế TNCN, ngày 24/4/2024 Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Hướng dẫn khoản tiền nộp bổ sung do thực hiện dự án chậm tiến độ

Trả lời Công văn số 309/CTGLA-HKDCN ngày 20/2/2024 của Cục Thuế Gia Lai vướng mắc về khoản tiền nộp bổ sung do chậm tiến độ thực hiện dự án, ngày 8/5/2024 Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Chính sách hoàn thuế nhập khẩu khi tái xuất nguyên liệu

Hỏi: Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ hàng hóa theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, sau đó, chính doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ tái xuất nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đó vào khu phi thuế quan theo mã loại hình B13 thì doanh nghiệp có thuộc diện được hoàn thuế nhập khẩu không?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Hướng dẫn xử lý hóa đơn có sai sót

Trả lời Công văn số 012024/PU ngày 29/2/2024 của Công ty TNHH PURETECH Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) hỏi về việc xuất hóa đơn trả lại dịch vụ cho thuê xưởng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
Xem thêm
Phiên bản di động