Cao Bằng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai

Từ khi triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tạo được sự chuyển biến tích cực, góp phần phát huy nguồn lực về đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cao Bằng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai
Cao Bằng: Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai. Ảnh: TL

Các nguồn thu từ đất đạt trên 2.600 tỷ đồng

Từ năm 2014 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện thu hồi trên 1.300 ha đất, trong đó, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là trên 1.150 ha. Trong đó, bồi thường bằng đất là 2,264 ha, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đạt trên 1.130 tỷ đồng; bố trí tái định cư cho 454 hộ, với tổng diện tích 4,532 ha. Thực hiện cấp trên 524.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), tổng diện tích gần 495.000 ha, đạt tỷ lệ trên 90% diện tích cần cấp. Hoàn thành nhập dữ liệu 128/199 xã, phường, thị trấn. Từ năm 2014 - 2020, các nguồn thu từ đất đai bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, các loại phí, lệ phí từ đất đai thu đạt trên 2.600 tỷ đồng.

Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai được huyện Thạch An (Cao Bằng) triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, lồng ghép qua các hội nghị, các hoạt động của đoàn thể, phương tiện truyền thanh địa phương… Đây là một trong những giải pháp then chốt để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất.

Ông Nông Long Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An (Cao Bằng) cho biết: Để Luật Đất đai 2013 đi sâu vào thực tiễn cuộc sống, những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành của huyện; UBND các xã, thị trấn tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Từ đó, công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai đã cơ bản được ngăn chăn, xử lý nghiêm; quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo. Tình trạng dự án chậm tiến độ cơ bản được khắc phục, giải quyết kịp thời. Việc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng đất đai được tăng cường, phát huy dân chủ…, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.

Từ 2014 đến nay, UBND huyện Thạch An đã hoàn tất thủ tục và ban hành Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với 439 trường hợp, với tổng diện tích 5958,1m², thu nộp ngân sách nhà nước 3.586 triệu đồng. Giai đoạn 2014 - 2020, UBND huyện Thạch An đã thu hồi giải phóng mặt bằng đối với 44 công trình dự án, với tổng diện tích thu hồi 159,04ha; tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 31 tỷ đồng.

“Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, bảo đảm việc sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện Thạch An (Cao Bằng) sẽ tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. Tập trung nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn của huyện, xã để làm tốt nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; chấn chỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp chuyển quyền sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật…” Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch An Nông Long Giang cho biết thêm.

Còn tại huyện Hòa An (Cao Bằng), từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành, công tác lập, điều chỉnh và tổ chức thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện đúng quy trình, đúng tiến độ; việc lấy ý kiến nhân dân được quan tâm, chú trọng. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy định, đã đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân. Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng triển khai các dự án tuân thủ đầy đủ thủ tục, đảm bảo đúng quy trình, thực hiện công khai, dân chủ.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2014 - 2021, UBND huyện Hoà An đã ban hành quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất với diện tích 19,81 ha. Thực hiện thu hồi trên 134 ha đất để thực hiện 37 dự án. Cấp trên 2.599 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện tích hơn 174,886 ha.

Đa dạng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai

Có thể thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai đã được tỉnh Cao Bằng triển khai thông qua nhiều hình thức đa dạng, trong đó, chú trọng các nội dung về Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành để giúp người sử dụng đất nắm được những quy định cơ bản, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Các chính sách tài chính về đất, giá đất, công tác đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng được công khai, minh bạch, bám sát quyền và lợi ích của người dân.

Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đã được thực hiện đúng các quy định của Luật Đất đai 2013. Tuy nhiên, số lượng diện tích chưa kê khai còn nhiều. Nguyên nhân là do ở những huyện vùng sâu, vùng xa, diện tích đất nông nghiệp canh tác không thường xuyên, đất đai có nguồn gốc phức tạp nhận thừa kế từ đời này qua đời khác, người dân cũng ít quan tâm đến việc kê khai hết số diện tích canh tác. Đồng thời, do địa bàn rộng, địa hình đồi núi đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung nên trong quá trình đo đạc tại một số xã vùng sâu còn xảy ra tình trạng đo sót nên chưa thực hiện kê khai được.

Ông Nguyễn Trọng Phùng, Phó Giám đốc Sở TN&MT Cao Bằng cho biết, thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG) trên địa bàn một số huyện. Sở TN&MT cũng đã thường xuyên tham mưu, giải quyết các cơ chế chính sách, giá đất liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng đất đai, thời gian tới, Sở TN&MT Cao Bằng tăng cường thực hiện các giải pháp để công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp, chặt chẽ, đồng bộ ở tất cả các khâu, các cấp ở địa phương. Dự kiến trong năm 2022, Sở TN&MT sẽ tham mưu đề xuất với UBND tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện việc rà soát các khu vực chưa được đo đạc, lập bản đồ địa chính nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính của 161 xã, phường, trị trấn, phục vụ cho công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh./.

N.Hùng (TH)

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi xanh nền kinh tế tại Việt Nam

Các chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã chỉ ra những cơ hội và thách thức trong việc tiếp tục cụ thể hóa các hành động, giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi xanh nền kinh tế của Việt Nam.
Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Lạm phát tại Việt Nam có xu hướng hạ nhiệt

Năm 2023, lạm phát bình quân toàn cầu là 6,8%, nhưng sang năm 2024 dự báo lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm xuống 5,8%. Xu hướng hạ nhiệt của lạm phát thế giới cũng giải tỏa áp lực cho Việt Nam khi một số hàng hóa thiết yếu phụ thuộc vào thị trường này dự báo giảm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Xem thêm
Phiên bản di động