Chính sách tài khóa góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng

Với những nỗ lực và chỉ đạo quyết liệt, tích cực, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội đã có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đóng góp quan trọng trong các kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và 2023.
Bổ sung nguồn vốn lớn góp phần tích cực phục hồi kinh tế
Nguồn: Nghị quyết số 43/2022/QH15. Đồ họa: Văn Chung

Đề xuất kéo dài thời hạn giải ngân vốn đầu tư phát triển

Chiều 12/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau hơn 1,5 năm triển khai, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, cơ bản đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra; đã ban hành đầy đủ 17/17 văn bản để cụ thể hóa các chính sách tại nghị quyết. “Đây là nỗ lực rất lớn khi nhiều chính sách có nội dung mới, chưa từng có tiền lệ và chưa từng được triển khai trước đây” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay.

Đề nghị hủy dự toán nếu không triển khai hết gói hỗ trợ lãi suất

Về gói hỗ trợ 2% lãi suất Chính phủ trình UBTVQH cho ý kiến để báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% này theo Nghị quyết 43. Sau kết thúc thời gian giải ngân (hết năm 2023), đối với số vốn không giải ngân hết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn, không huy động nguồn lực (dự kiến khoảng 38.592 tỷ đồng), đồng thời không làm tăng bội chi tương ứng với số vốn này.

Trước đó, Nghị quyết 43 cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1% - 1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng).

Tính đến hết tháng 8/2023, giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 94,7 nghìn tỷ đồng. Một số chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí có kết quả thực hiện cao, góp phần giảm bớt khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và đã được Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện trong năm 2023.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng cho biết, đến thời điểm hiện tại, một số chính sách hỗ trợ đã hết thời hạn thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực được bố trí nhưng vẫn còn nhu cầu bổ sung nguồn lực. Một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế.

Trong đó, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình còn chậm, ước giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình đến ngày 31/8/2023 chỉ đạt 33.840 tỷ đồng, tương đương 19,3% kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết (175.217,783 tỷ đồng) trong khi thời gian còn lại để thực hiện chương trình chỉ còn khoảng 4 tháng (đến hết năm 2023), có khả năng không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

Tại báo cáo, Chính phủ đã nêu chi tiết về kết quả triển khai các chính sách, cùng những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực, Chính phủ đã trình xin ý kiến UBTVQH xem xét, quyết định một số nội dung, trong đó có đề xuất xem xét, cho ý kiến để tiếp tục cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của chương trình đến hết năm 2025.

Làm rõ trách nhiệm trong việc chậm triển khai chính sách

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt, tích cực, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như sự tham gia vào cuộc của các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố; đã ban hành đầy đủ 17/17 văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết số 43; tổ chức phối hợp, thực hiện và hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc không hoặc chậm triển khai chính sách, kết quả thấp, không khả thi và đánh giá tác động tới kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện chương trình.

Trong phần thảo luận, góp ý về đề xuất kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, chương trình được xây dựng và ban hành trong thời gian ngắn, trong khi các bước chuẩn bị đầu tư không thể nhanh. Vì vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách đề nghị xem xét cho phép kéo dài thời gian thực hiện đối với phần vốn này.

Đánh giá cao trách nhiệm, nỗ lực, tâm huyết của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết 43, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, về việc giải ngân cho chính sách cho vay, giải quyết việc làm, công tác này được triển khai tốt, nhưng cần đánh giá hiệu quả của việc giải ngân 100% theo kế hoạch có đạt được mục tiêu như đã đề ra ban đầu.

Về lĩnh vực du lịch, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhận xét nhóm chính sách nhằm phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong lĩnh vực du lịch được ưu tiên nhiều. Qua đó góp phần du lịch nước ta mở cửa sớm, đến nay du lịch nội địa phục hồi tốt. Đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đánh giá cao việc sửa đổi chính sách về thị thực qua đó góp phần tăng nhanh khách quốc tế, cho thấy chính sách ban hành kịp thời có ý nghĩa rất lớn.

Cơ bản đồng tình với các nội dung báo cáo của Chính phủ và thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá kết quả thực hiện cho thấy Nghị quyết 43 được ban hành một cách đúng đắn, kịp thời. Qua nghị quyết, một lượng vốn lớn đã bổ sung cho nền kinh tế góp phần phục hồi nhanh kinh tế - xã hội sau đại dịch.

Với các kiến nghị của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội cơ bản đồng tình và lưu ý thêm về một số nội dung cụ thể. Trong đó, về kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển, Chủ tịch Quốc hội cho rằng để vừa thúc đẩy việc giải ngân và thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội thì nên chăng tính thêm phương án cho kéo dài đến hết 2024 và tại kỳ họp cuối năm Quốc hội sẽ cho ý kiến tiếp.

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ VŨ HỒNG THANH:

Chính sách miễn, giảm thuế, lệ phí có kết quả thực hiện cao

Bổ sung nguồn vốn lớn góp phần tích cực phục hồi kinh tế
Ông Vũ Hồng Thanh

Các chính sách triển khai thực hiện đã có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đóng góp quan trọng trong các kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và 2023.

Trong đó, kết quả thực hiện các gói hỗ trợ của chính sách tài khóa đã có tác động tích cực, góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước, giảm chi phí đầu vào, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một số chính sách hỗ trợ có kết quả thực hiện cao như các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đạt 94,1% kế hoạch, trong đó chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đạt 90% kế hoạch và hiện đã được Quốc hội cho phép tiếp tục áp dụng trong thời gian từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Chính sách cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 54,55% hạn mức tối đa, trong đó chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã đạt 100% kế hoạch đề ra…

PHÓ TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VCCI) ĐẬU ANH TUẤN:

Nhiều chính sách không còn hiệu quả nếu triển khai chậm

Bổ sung nguồn vốn lớn góp phần tích cực phục hồi kinh tế
Ông Đậu Anh Tuấn

Việc ban hành Nghị quyết 43 là rất kịp thời, có ý nghĩa quan trọng, có tác động tích cực đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp. Những kết quả phục hồi tích cực trong năm 2022, 2023 có đóng góp quan trọng từ Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 của Chính phủ triển khai Nghị quyết 43.

Trong việc ban hành Nghị quyết 43, tốc độ phản ứng chính sách là rất nhanh, song quá trình thực hiện chính sách lại chậm hơn. Mặc dù nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được Chính phủ ban hành rất nhanh, có hiệu lực sớm, như việc ban hành chính sách giảm thuế GTGT chỉ sau hơn 10 ngày có Nghị quyết 43. Tuy nhiên, cũng có những chính sách bị triển khai muộn, chưa đồng đều về tốc độ giữa ban hành và thực hiện, cũng chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan triển khai.

Tính thời điểm là rất quan trọng đối với Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội, nhất là chính sách an sinh xã hội. Nếu thực hiện chậm thì một số chính sách sẽ không còn phát huy được hiệu quả, ý nghĩa như ban đầu.

PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC DOÃN ANH THƠ:

Giải ngân sách các chính sách hỗ trợ đạt 94,7 nghìn tỷ đồng

Bổ sung nguồn vốn lớn góp phần tích cực phục hồi kinh tế
Ông Doãn Anh Thơ

Đến thời điểm kiểm toán cho thấy, các chính sách hỗ trợ đạt khoảng 94,7 nghìn tỷ đồng, góp phần phục hồi ngay hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Đối với việc thực hiện bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân, ngân sách trung ương đã hỗ trợ cho 59/60 địa phương với tổng kinh phí là 3.679,3 tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho gần 5,2 triệu lượt người lao động. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã giải ngân các chính sách tín dụng ưu đãi đến hết tháng 8 đạt 20.347 tỷ đồng cho gần 360.000 đối tượng khách hàng vay vốn, trong đó chính sách cho vay giải quyết việc làm đã giải ngân 10.000 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch; đồng thời cũng đã hỗ trợ lãi suất cho vay cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đối với khoản vay có lãi suất cho vay thêm 6% là 2.390 tỷ đồng./.

H. Yến

Tin cùng chuyên mục

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Nhiều quy định mới về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, việc sửa đổi Luật về đấu giá tài sản là một bước hoàn thiện về thể chế nhằm bảo đảm cho hoạt động đấu giá phát triển ổn định, bền vững, phòng, chống tiêu cực trong hoạt động đấu giá.
Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy nguồn lực từ đất công cho phát triển kinh tế - xã hội

Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương một số quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật Đất đai năm 2024 nhằm giúp các quy định này được thực hiện thông suốt, hiệu quả ngay từ khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây.
Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Sửa đổi hướng dẫn giao dịch điện tử lĩnh vực thuế

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 46/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC quy định về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2025 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Khai thác hiệu quả tài sản công giúp phát huy nguồn lực cho nền kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm, công tác quản lý, sử dụng tài sản công (TSC) của cả nước đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực của loại tài sản này, giúp nâng cao hiệu quả của việc khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Tin khác

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

6 tháng cuối năm, điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động

Để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các sở tài chính địa phương đều khẳng định, trong 6 tháng cuối năm quyết tâm triển khai các biện pháp điều hành thu, chi ngân sách linh hoạt, chặt chẽ, chủ động, bám sát dự toán.
Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Ngành Thuế: 54 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, trong 6 tháng đầu năm, tổng số thu ngân sách do cơ quan Thuế quản lý đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Đốc thúc tăng tốc giải ngân các dự án đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại, trong khi mục tiêu Chính phủ đặt ra là phải giải ngân được trên 95% kế hoạch vốn năm 2024. Đây là thách thức lớn cho những tháng còn lại của năm. Sốt ruột trước tiến độ giải ngân “rùa bò” hiện nay, Thủ tướng Chính phủ vừa “nhắc nhở” các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp để nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm, ngành Thuế thu ngân sách vượt 15,3% so với cùng kỳ

6 tháng đầu năm 2024, nguồn thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm tăng 25,6%

Để hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, trong 6 tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai nhiều nhóm giải pháp thu thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp và khai thác tốt các nguồn thu còn dư địa, cụ thể như nguồn thu từ đất.
Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2024

Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vừa được Quốc hội thông qua vào phiên bế mạc, Quốc hội đã quyết định tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đến hết năm 2024.
Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Sửa đổi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều sửa đổi về đối tượng chịu thuế.
Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 6503/BT-ĐT công khai giải ngân các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, dự án giao thông liên vùng do địa phương quản lý, các dự án sạt lở sông biển sử dụng dự phòng ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023.
Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Thu về 4.100 tỷ đồng tiền công đức trong năm 2023

Bộ Tài chính vừa có báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023.
Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Quảng Ninh: Giải ngân hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024

Tính đến ngày 14/6/2024, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân 2.351 tỷ đồng vốn đầu tư công, bằng 15,5% kế hoạch vốn (15.130 tỷ đồng), dự kiến giải ngân đến hết 6 tháng đầu năm 2024 đạt 30,8%.
Xem thêm
Phiên bản di động