Chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ tác động lan tỏa mạnh mẽ trên tổng thể kinh tế vĩ mô

Dự kiến chiều 11/1, Quốc hội thông qua nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi chương trình đi vào cuộc sống, các chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ tác động lan tỏa mạnh mẽ trên tổng thể kinh tế vĩ mô.

Tổng quy mô gói hỗ trợ tương đương 3,2% GDP

Trước đó, có ý kiến cho rằng, quy mô tổng thể của chính sách còn lớn so với nguồn lực của nền kinh tế. Ngoài ra, cần đưa ra con số thực tế, chính xác nguồn lực Nhà nước phải bỏ ra, quy mô thực tế ước tính khoảng 4,28% GDP, cùng với các chính sách hỗ trợ trước đây là khoảng 8,28% GDP, ở mức cao so với các nước cùng trình độ phát triển.

Cũng có ý kiến cho rằng, cần phải tính toán kỹ lưỡng, đầy đủ gói hỗ trợ của chương trình trước khi Quốc hội quyết định.

Gói hỗ trợ sẽ lan tỏa mạnh mẽ trên tổng thể kinh tế vĩ mô
Gói hỗ trợ sẽ lan tỏa mạnh mẽ trên tổng thể kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quy mô tổng thể của các chính sách đã được tính toán kỹ lưỡng, trên cơ sở dự báo, đánh giá khả năng cân đối, huy động các nguồn lực và mức độ hấp thụ của nền kinh tế, bám sát quan điểm, mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn.

Quy mô chính sách tài khóa để hỗ trợ chương trình khoảng 291 nghìn tỷ đồng, bao gồm: tăng bội chi NSNN là 240 nghìn tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (khoảng 64 nghìn tỷ đồng) và hỗ trợ chi đầu tư phát triển từ NSNN (khoảng 176 nghìn tỷ đồng); sử dụng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021; tăng thêm 38,4 nghìn tỷ đồng cấp bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Chính sách Xã hội; hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp 6 nghìn tỷ đồng thông qua chính sách gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất (số tiền gia hạn ước tính là 135 nghìn tỷ đồng).

Cộng với các chính sách hỗ trợ khác từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (khoảng 10 nghìn tỷ đồng), quy mô chính sách chi từ tài khóa và ngoài tài khóa là khoảng 301 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước cần huy động 240.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi tăng thêm do thực hiện chương trình.

Tổng quy mô các chính sách chi hỗ trợ từ tài khóa và ngoài tài khóa (miễn, giảm điện, nước, dịch vụ viễn thông...) năm 2021 là 269.464 tỷ đồng, tương đương 3,2% GDP.

Như vậy, tổng chi tài khóa và ngoài tài khóa đã thực hiện năm 2021 và dự kiến từ chương trình là gần 570,5 nghìn tỷ đồng.

Duy trì “lượng cung tiền hợp lý” để kiểm soát lạm phát

Trên thực tế, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến cơ cấu quy mô, tính cân đối, phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, tính hiệu quả và khả thi của việc đầu tư từ ngân sách nhà nước; đánh giá và tăng cường thêm cho chính sách tiền tệ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong năm 2020-2021, nhiều chính sách tiền tệ - tín dụng được triển khai quyết liệt, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế vượt qua khó khăn của dịch bệnh như: giảm 1,5 - 2%/năm các mức lãi suất; cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ trên 600 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, thực hiện: miễn, giảm lãi suất cho 3,87 triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng; cho vay tái cấp vốn lãi suất 0% để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Đồng thời, duy trì thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào nhưng không làm tăng lạm phát.

Trên tinh thần hỗ trợ tối đa, hiệu quả cho nền kinh tế gắn với bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Chính phủ xác định 6 nhóm giải pháp tiền tệ hỗ trợ chương trình, bảo đảm nguyên tắc hài hòa, phối hợp tốt với chính sách tài khóa nhưng vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Các chính sách dự kiến sẽ tác động lan tỏa mạnh mẽ trên tổng thể kinh tế vĩ mô, cũng như dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Chỉ tính tác động lan tỏa của gói hỗ trợ lãi suất và các biện pháp điều hành tiền tệ để thực hiện, sẽ tác động đến khoảng 1 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng mỗi năm.

Tuy nhiên, việc lượng hóa tổng quy mô các giải pháp tiền tệ (lượng tiền cung ứng) trong chương trình là khó khả thi do thực thi chính sách tiền tệ là việc điều hành các công cụ, biện pháp tiền tệ ngắn hạn, có tính linh hoạt cao với mục tiêu chủ yếu để cung ứng tiền cho nền kinh tế, điều tiết thanh khoản, từ đó tác động lên tín dụng, lãi suất; đồng thời, phát huy tác động truyền dẫn của các giải pháp tài khóa vào nền kinh tế.

Do đó, chính sách tiền tệ cần duy trì “lượng cung tiền hợp lý” để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô.

Qua thảo luận tại Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đều đồng tình cần thiết phải có gói hỗ trợ để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình thực hiện, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát để chương trình thực hiện hiệu quả, tránh chính sách bị lợi dụng./.

Dự kiến tác động đến tăng trưởng năm 2022 tăng 2,9 điểm %

Về dự kiến tác động đến tăng trưởng kinh tế, việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ chương trình sẽ tác động tích cực, kích cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo nền tảng và động lực phát triển nền kinh tế. Theo tính toán của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 tăng thêm 2,9 điểm % so với kịch bản không thực hiện chính sách; năm 2023 tăng thêm 0,2 điểm %.

Về dự kiến tác động đến lạm phát, Chính phủ đã xem xét, đánh giá thận trọng, kỹ lưỡng tác động của các chính sách tài khóa, tiền tệ đến lạm phát, qua đó tạo tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, kiểm soát lạm phát nhưng cũng tránh tạo tâm lý cho người dân, doanh nghiệp, làm gia tăng lạm phát kỳ vọng, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách. Cụ thể, việc triển khai chương trình, cộng hưởng với tác động trễ từ các biện pháp nới lỏng năm 2020-2021, lạm phát có xu hướng tăng trong năm 2022-2023. Trong quá trình thực hiện, có thể gia tăng áp lực lên lạm phát, do vậy phải theo dõi chặt chẽ diễn biến, tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có chính sách phù hợp kiểm soát lạm phát.

M.A

Tin cùng chuyên mục

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024

Từ ngày 1/12/2024, nhiều quy định, chính sách mới liên quan đến kinh tế có hiệu lực, gồm quy định khuyến mại hàng hóa, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bãi bỏ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biểu thuế xuất nhập khẩu, phát hành trái phiếu.
Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Online Friday 2024: Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương vừa có Quyết định 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024. Theo đó, nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024.
Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Hướng dẫn hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có hướng dẫn hộ kinh doanh trên địa bàn nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025. Theo đó, việc khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế, công khai thông tin hộ khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Sửa đổi, bổ sung tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu để điều tiết tiêu dùng là phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường.
Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội - địa phương đầu tiên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.

Tin khác

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành

Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các đơn vị thuộc Bộ Tài chính về việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành Tài chính, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế

Người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực ASEAN về sự lạc quan đối với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực.
Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Đồng tình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá để hạn chế tác hại

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được trình Quốc hội lấy ý kiến trong kỳ họp thứ 8 đang diễn ra, mặt hàng thuốc lá được đề xuất tăng thuế, điều này nhận được sự đồng thuận của dư luận.
Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế BVMT đối với xăng dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 như hiện hành. Đến năm 2026 trở về mức khung theo quy định.
Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Đề xuất bỏ quy định hạn chế việc chuyển giao công trình điện của Nhà nước sang EVN quản lý

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg ngày 15/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước tăng hơn 10% so với dự toán

Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội, trong đó có nhận định về tình hình thu ngân sách năm 2024. Theo Bộ Tài chính, năm 2024 thu ngân sách ước tăng hơn 10% so với dự toán được giao.
Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Đề xuất quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện dân chủ ở cơ sở

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động