Cục Thuế TP. Hà Nội: Chủ động các phương án thu ngân sách năm 2024

Trong năm 2024, Cục Thuế TP.Hà Nội sẽ hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn để doanh nghiệp, người nộp thuế để xây dựng các kịch bản thu ngân sách nhà nước (NSNN) phù hợp với từng thời kỳ.
Cục Thuế TP. Hà Nội: Theo dõi sát “sức khỏe” doanh nghiệp để có kịch bản thu phù hợp
Cục Thuế TP. Hà Nội: Theo dõi sát “sức khỏe” doanh nghiệp để có kịch bản thu phù hợp

Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội đã phối hợp với các ngành, các cấp tiếp tục duy trì, thực hiện tốt cơ chế “một cửa liên thông”, tiến tới “một cửa liên thông điện tử”. Đặc biệt, cục thuế đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác công khai thủ tục hành chính thuế thông qua việc phân loại, áp mã QR code danh mục thủ tục hành chính các cấp.

Bên cạnh đó, để quản lý thuế hiệu quả, minh bạch đối với hộ cá nhân kinh doanh, Cục Thuế TP. Hà Nội đã triển khai Đề án tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. “Chúng tôi đã tạo chuyên mục Bản đồ hộ kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế hộ kinh doanh, bám sát thực tế quản lý” - ông Cường cho hay.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng đang triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-TTg (Đề án 06). Theo đó, cục thuế đang thực hiện chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân, sử dụng mã số định danh cá nhân làm mã số thuế để đảm bảo đồng bộ dữ liệu về thuế với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đề cập đến vấn đề cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, ông Lê Quang Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Thuế quận Cầu Giấy (Cục Thuế TP. Hà Nội) cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 của đơn vị là tiếp tục rà soát, chuẩn hóa dữ liệu NNT; hoàn thiện hệ thống quản lý thuế theo phương thức điện tử, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn. “Chúng tôi đang tiếp tục rà soát cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu về NNT. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang kiện toàn Ban Chỉ đạo thu ngân sách gồm cơ quan thuế và các đơn vị liên ngành từ cấp quận đến cấp phường để quản lý thu thuế hiệu quả” - ông Hùng nói.

Tập trung khai thác các khoản thu, sắc thuế còn dư địa

Năm 2024 Cục Thuế TP. Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách nội địa gần 380.000 tỷ đồng, đây là số thu cao nhất cả nước, tăng 17% so với dự toán năm 2023. Báo cáo nhanh cho thấy, 2 tháng đầu năm ước thu đạt gần 110.000 tỷ đồng, đạt gần 1/3 dự toán của cả năm 2024. Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn, kết quả này là rất đáng khích lệ, thể hiện tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn có chiều hướng phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là 2 tháng đầu năm và thời gian để thực hiện nhiệm vụ còn khá dài, trong bối cảnh nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, đòi hòi cục thuế cần phải có các giải pháp để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024.

“Chúng tôi sẽ tập trung khai thác các khoản thu, sắc thuế còn dư địa như thương mại điện tử xuyên biên giới, những loại hình kinh tế phi truyền thống như Grab, Be…; lĩnh vực nhà hàng, khách sạn; lĩnh vực tín dụng” - ông Vũ Mạnh Cường cho biết.

Lãnh đạo Cục Thuế TP.Hà Nội cũng cho biết thêm, cục thuế sẽ theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu. Chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, NNT để xây dựng các kịch bản thu ngân sách nhà nước (NSNN) phù hợp với từng thời kỳ. Đồng thời hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời khó khăn để doanh nghiệp, NNT ổn định sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

“Chúng tôi sẽ chủ động nắm bắt, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe, hoạt động sản xuất, kinh doanh của NNT. Theo dõi chặt chẽ, đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến số thu, tiến độ thu ngân sách. Từ đó kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả; kiến nghị với UBND các cấp chỉ đạo các ban, ngành địa phương cùng phối hợp với cơ quan thuế để tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách” - ông Cường thông tin.

Để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, Cục Thuế TP. Hà Nội sẽ tăng cường thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế; không tổ chức kiểm tra định kỳ trong năm 2024 đối với các doanh nghiệp không có dấu hiệu vi phạm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Cục thuế sẽ tiến hành rà soát những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao, có dư địa khai thác tăng thu lớn theo chuyên đề như: Thương mại điện tử, giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, nhà đất, hoàn thuế…; phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và các cơ quan liên quan tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế” - ông Cường chia sẻ.

Minh Nhật

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Quốc hội tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng

Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước: Bổ sung thêm quy định để việc quản lý và sử dụng hiệu quả

Bộ Tài chính vừa có ý kiến tham gia vào dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước do Bộ Ngoại giao xây dựng. Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định cụ thể đối tượng sử dụng từng nhóm xe này.

Tin khác

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 40/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý tài sản công tại các tổ chức hội. Tại Chỉ thị, Thủ tướng đề nghị chấm dứt tình trạng sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định để tránh để thất thoát, lãng phí nhà, đất.
Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Thực hiện Nghị định 114/2024/NĐ-CP: Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công

Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ ngày 30/10 tới đây. Để triển khai kịp thời, hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài sản công, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11315/BTC-QLCS lưu ý các bộ, ngành, địa phương về một số quy định tại Nghị định này.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ tăng 15,6% so với dự toán năm 2024

Ngày 22/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027.
Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 được Chính phủ dự kiến ở mức hơn 790.000 tỷ đồng

Chính phủ đã có những phương án đầu tiên về Kế hoạch Đầu tư công năm 2025 - năm cuối cùng của Kế hoạch Đầu tư công trung hạn 2021-2025.
Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc

Góp ý về vấn đề quản lý giá thuốc tại dự thảo sửa đổi Luật Dược đang được Quốc hội thảo luận tại phiên họp ngày 22/10/2024 của Kỳ họp thứ 8, đại biểu Quốc hội cho rằng cần quản lý giá của tất cả các loại thuốc.
Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Thanh Hóa giải ngân ước đạt trên 8.142 tỷ đồng, đạt 72,8% kế hoạch

Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, kết thúc quý III/2024, Thanh Hóa đã vươn lên đứng thứ 4 cả nước (sau Long An, Hòa Bình, Tiền Giang) về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao.
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ sát mức trần 25%

Năm 2025, dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 468.542 tỷ đồng, cao hơn gần 40% mức trung bình 4 năm trước đó.
Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế

Tổng cục Thuế phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo trực tuyến “Thuế thu nhập cá nhân và quản lý người nộp thuế của cơ quan thuế Nhật Bản”. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 15-16/10/2024, tại Ninh Bình.
Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án 2, giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 bởi phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Ủng hộ giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh

Tại dự thảo Nghị định quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án. Trong đó, phương án 1 giảm 15% và phương án 2 giảm 30%.
Xem thêm
Phiên bản di động