Đánh thuế cao với nhà đất không sử dụng, chờ đầu cơ

Các chuyên gia đồng tình đánh thuế cao với nhà đất không sử dụng, chờ đầu cơ, tạo sự bất ổn cho thị trường, lãng phí tài nguyên đất đai.
Đánh thuế cao với nhà đất không sử dụng, chờ đầu cơ ( XB 13/07)
Đánh thuế cao với nhà đất không sử dụng, chờ đầu cơ. Ảnh: Minh họa

Đánh thuế người có nhiều nhà đất, bỏ hoang

Vì vậy, Nghị quyết (NQ) 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa được ban hành đã đặt ra nhiệm vụ phải hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai. Trong đó, yêu cầu quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất (SDĐ), bỏ đất hoang.

Nhiều ý kiến ủng hộ NQ18 khi đặt ra nội dung đánh thuế người có nhiều nhà đất, bỏ hoang do vừa chống được đầu cơ, trị sốt đất vừa kéo giá nhà đất không bị thổi vô tội vạ.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho biết, đề xuất đánh thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sự dụng đất (SDĐ), bỏ đất hoang đã được đưa ra bàn thảo từ lâu. Việc đánh thuế đối với tài sản bất động sản (BĐS) sẽ giúp điều tiết thu nhập và tăng hiệu quả của việc sử dụng BĐS, nhất là đối với tài nguyên đất đai. Khi ngăn được đầu cơ, trị được sốt đất, thổi giá ảo thì giá trị nhà đất trở về đúng giá trị thật.

Khi giá BĐS về đúng ngưỡng, người thu nhập thấp có nhiều cơ hội mua nhà hơn. Quan trọng nhất là tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, giảm lãng phí.

Thế nhưng, khi cụ thể hóa nội dung trên bằng văn bản pháp luật thì cũng phải cân nhắc tới nhiều yếu tố như xác định nhiều nhà ở là như thế nào, loại tài sản, trường hợp đánh thuế, diện tích, đặc biệt là mức thuế suất… “Phải làm sao loại thuế đưa ra đảm bảo tính công bằng, hợp lý, mang lại hiệu quả, vừa giảm thiểu tác động bất lợi” - ông Thịnh chia sẻ.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, đồng tình với việc áp dụng đánh thuế tài sản BĐS. Người dân khi nộp thuế này chính là góp phần phát triển kinh tế quốc gia và địa phương. Nguồn thuế đó khi chi đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông mở đường, làm đường cao tốc, xây cầu… thì người dân sở hữu BĐS cũng được hưởng lợi.

Để đánh thuế tài sản, trước hết cần phải giảm tiền SDĐ xuống mức hợp lý hơn mới tạo được sự đồng thuận. Hiện nay, tiền SDĐ chiếm khoảng 10% giá trị căn hộ, chiếm trên dưới 30% giá trị nhà phố liền thổ. Riêng biệt thự, tiền SDĐ đang chiếm 50% giá trị căn nhà.

Chừng nào loại tiền này vẫn còn chiếm tỉ trọng quá lớn trên tổng giá trị căn nhà, việc đánh thuế tài sản sẽ dẫn đến tình huống thuế chồng thuế. Thứ hai, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng dữ liệu số là mã số định danh để thực hiện việc đánh thuế tài sản. Thứ ba, các giao dịch nhà đất cần thực hiện qua hệ thống ngân hàng để xác định giá trị và dòng tiền.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) phân tích, việc áp dụng đánh thuế tài sản là đúng với kinh tế thị trường, theo đó người càng nhiều tài sản, nhiều nhà đất thì càng phải đóng thuế nhiều. Thuế tài sản sẽ hạn chế được tình trạng nhà đất không được đưa vào sử dụng để tăng hiệu quả SDĐ, hạn chế lãng phí nguồn tài nguyên.

Cần phân loại tài sản bất động sản được đánh thuế

Ông Đinh Trọng Thịnh đánh giá đánh thuế tài sản sẽ giảm thiểu tình trạng lãng phí đất đai hiện nay. Cái khó là xác định đúng đối tượng phải đóng thuế, hạn mức đánh thuế cho phù hợp.

Theo ông Thịnh, thuế tài sản với nhà đất cần xây dựng định mức một người dân được ở bao nhiêu diện tích nhà đất. Người sở hữu vượt định mức phải đóng thuế, người sở hữu dưới định mức sẽ không phải đóng thuế tài sản, không nên quy định đánh thuế tài sản với căn nhà thứ hai trở lên.

“Trường hợp người dân có 2-3 căn nhà nhưng diện tích nhỏ, giá trị không lớn cũng phải đóng thuế tài sản trong khi người giàu đứng tên một căn nhà nhưng diện tích vài ngàn mét vuông lại không phải đóng thuế thì bất hợp lý” - ông Thịnh dẫn chứng.

Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Việt An Hòa, cho rằng cần phân loại tài sản BĐS được đánh thuế, bởi không phải ai sở hữu tài sản BĐS thứ hai cũng vì mục đích đầu cơ, nhiều trường hợp phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo ra giá trị cho xã hội.

Đánh thuế thật cao với đất, dự án bỏ hoang là định hướng hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Thị trường đang tồn tại một nghịch lý đó là hàng trăm dự án ôm đất, chây ì không triển khai, trong khi nhiều chủ đầu tư săn lùng quỹ đất để triển khai các dự án nhà ở mới thì không có.

Nhiều nước thu thuế tài sản

Theo Bộ Tài chính, thuế tài sản ở các nước có vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các quốc gia, chiếm tỉ lệ trung bình 3%-4% so với tổng thu thuế ở các nước phát triển, một số nước tỉ lệ này lên đến 8%, như Nhật Bản.

Ở Việt Nam, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế SDĐ phi nông nghiệp, thuế SDĐ nông nghiệp) chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP và mới chỉ điều tiết đối với đất.

Trong khu vực Đông Nam Á, tại Singapore kể từ năm 2013, chủ sở hữu BĐS thứ hai chịu thuế 7% giá mua nhà, 10% với BĐS thứ ba. Tại Thái Lan, Luật Thuế đất và công trình trên đất đánh thuế tài sản theo lũy tiến của diện tích đất. Thuế lũy tiến tính theo giá trị thẩm định tài sản và có phân loại theo mục đích sử dụng của tài sản.

Ở Indonesia, thuế BĐS là 0,5% tính trên giá trị đất đai và tài sản đi liền với đất.

Ở Mỹ, người ta thu thuế mạnh khi bán nhà và thuế căn nhà thứ hai. Khi đánh thuế bán nhà, phân định rõ nhà phục vụ sinh hoạt và nhà phục vụ đầu tư. Với thuế BĐS tính một lần khi mua nhà, mức thuế có sự dao động ở từng bang nhưng không quá 2,35% giá trị nhà.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, việc áp dụng mức thuế lại được chia theo dòng sản phẩm BĐS. Chẳng hạn như đánh thuế 0,15%-0,5% đối với nhà riêng, 0,25% đối với nhà chung cư, 4% đối với biệt thự…/.

NNK (TH)

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

Xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì đà tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tập trung triển khai các Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) sang các thị trường trọng điểm đã được phê duyệt từ cuối năm 2023. Nhờ vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm được duy trì và mở rộng, xuất khẩu NLTS tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao.
Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Những chính sách kinh tế mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7/2024

Sửa quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Mỗi điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày; Quy định mới về quản lý tuyến vận tải hành khách bằng xe ôtô… là những chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Standard Chartered dự báo GDP quý II của Việt Nam tăng 5,3%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam sẽ đạt 5,3%, trong bối cảnh lạm phát có thể tiếp tục tăng. Mặc dù tăng trưởng trong quý II có khả năng chậm lại, nhưng chuyên gia của Standard Chartered cho rằng, Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi rất khả quan.
Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Kinh tế xanh là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam

Chuyển đổi xanh là yêu cầu thực tiễn và xu hướng thời đại, mang tầm vóc toàn cầu, đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.
TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

TP. Hồ Chí Minh: 6 tháng, lượng khách quốc tế ước đạt 2,6 triệu lượt

Theo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,6 triệu lượt, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu ước đạt 92.643 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đang khởi sắc, Việt Nam xuất siêu 8 tỷ USD

Những khó khăn của đầu năm 2024 có vẻ đã qua đi khi kim ngạch xuất nhập khẩu vài tháng trở lại đây ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Hà Nội ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 42/2024/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc ban hành Bảng giá làm căn cứ tính lệ phí trước bạ đối với nhà trên địa bàn TP. Hà Nội. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2024.
Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Sẽ rà soát quy định, nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập

Ngày 11/6/2024, Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) và Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ chức họp thường niên giám đốc các công ty kiểm toán năm 2024. Cuộc họp diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thông tin cho biết, tới đây Bộ Tài chính sẽ rà soát quy định, từ đó nghiên cứu sửa Luật Kiểm toán độc lập, đồng thời, cập nhật, ban hành bổ sung các chuẩn mực kiểm toán.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Giải ngân các dự án giao thông trọng điểm: Thi công đến đâu, tiền bố trí đủ đến đó

Để đảm bảo hiệu quả giải ngân, thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án và cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ về tiến độ giải ngân; theo dõi, giám sát tiến độ giải ngân hàng tháng, kịp thời điều hòa, điều chỉnh vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn.
Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Ngân hàng bán vàng: Thị trường vàng sẽ sớm bình ổn

Diễn biến những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện bán vàng miếng trực tiếp đến người dân qua hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty SJC, thị trường vàng đã hạ nhiệt. Một số chuyên gia cũng cảnh báo người dân cần hết sức thận trọng do giá vàng có thể còn giảm bởi Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục “bơm” thêm vàng ra thị trường qua hình thức này trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay thêm 1 - 2%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Triển khai phương án bình ổn vàng mới từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6/2024.
Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Nhiều chính sách về thuế, phí giúp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển

Thực thi các hiệp định thương mại (FTA) đã làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước nhiều thách thức. Nhận diện được điều đó, Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng đã có nhiều chính sách về thuế, phí để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất.
Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế mới của Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đang đặt niềm tin cho tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bởi ngành này đang là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế của tỉnh.
Xem thêm
Phiên bản di động