Đề xuất quy định để quản lý chặt chẽ hơn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng (TSKCHT) hàng không.

Nhiều quy định đã không còn phù hợp

Sau 6 năm thực hiện Nghị định số 44/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không (NĐ số 44) và hơn 3 năm thực hiện Quyết định số 2007/QĐ-TTg (QĐ 2007) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giao, quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không do Nhà nước đầu tư quản lý đã xuất hiện những hạn chế, bất cập.

Quản lý chặt chẽ hơn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Ảnh TL minh họa

Đơn cử như NĐ số 44 quy định điều chỉnh toàn bộ TSKCHT hàng không do Nhà nước đầu tư quản lý mà chưa giao cho doanh nghiệp (DN) theo hình thức tính thành phần vốn nhà nước tại DN (trừ TSKCHT hàng không tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân). Theo đó, bao gồm cả TSKCHT hàng không được hình thành từ dự án sử dụng vốn nhà nước, được xác lập quyền sở hữu toàn dân; TSKCHT hàng không do đối tượng khác (thuộc các địa phương hoặc các bộ, ngành khác ngoài Bộ Giao thông vận tải) đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên, tại chính sách về tài sản (TS) dự án, xác lập sở hữu toàn dân cũng như tại NĐ số 44 chưa có quy định đầy đủ để xử lý các loại TS này trong một số trường hợp (như: dự án đầu tư chưa quy định kết quả đối tượng thụ hưởng, địa phương đầu tư TSKCHT hàng không tại cảng hàng không, sân bay (CHK, SB) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải…). Vì thế đã có 1 khoảng trống chính sách khi phát sinh các loại TS này để xử lý, giao cho đối tượng quản lý gắn với hình thức quản lý tài sản sản.

Hơn nữa, việc khai thác TSKCHT hàng không quy định tại NĐ số 44 chưa phản ánh hết tính chất đặc thù của loại TS này. Cụ thể, quy định giao cho cơ quan quản lý hàng không (Cục hàng không Việt Nam) khai thác theo phương thức: Trực tiếp tổ chức khai thác; cho thuê quyền khai thác; chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác. Tuy nhiên, việc giao TS cho Cục hàng không Việt Nam hiện nay chưa thực hiện được do đơn vị chưa bảo đảm các điều kiện về tổ chức bộ máy, năng lực quản lý vận hành TS.

Do đó, thực hiện quy định tại QĐ 2007, ACV (DN được giao TSKCHT hàng không thực hiện việc quản lý, khai thác TS thay cho Cục hàng không Việt Nam) chỉ khai thác theo phương thức trực tiếp tổ chức khai thác TS đối với toàn bộ TS được giao, dẫn đến việc phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của ACV, chưa bao quát phạm vi TS khai thác, phương thức khai thác…

Cũng theo Bộ Tài chính, những bất cập này có nguyên nhân chủ quan từ công tác tổ chức thực hiện nhưng cũng có nguyên nhân từ nội tại các quy định tại NĐ số 44 chưa đầy đủ, chưa bao quát được các tình huống phát sinh trong thực tế (do đây là lần đầu tiên có quy định chi tiết về quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý).

Quy định mới chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn

Quản lý chặt chẽ hơn tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Ảnh TL minh họa

Từ những bất cập nêu trên và để việc quản lý loại TS này được thuận lợi, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không.

Để phù hợp với thực tế thực hiện, khắc phục tồn tại của NĐ số 44, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về hàng không dân dụng, dự thảo Nghị định về danh mục TSKCHT hàng không trên cơ sở quy đinh của pháp luật chuyên ngành (hiện nay là Nghị định số 05/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, khai thác CHK, SB).

Đặc biệt, tại dự thảo quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các nguyên tắc sau đây:

TSKCHT hàng không được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; tính hao mòn, khấu hao TS và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.

Việc giao TSKCHT hàng không được căn cứ vào quy hoạch CHK, SB; phân loại CHK, SB; kế hoạch đầu tư, phát triển CHK, SB được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp công trình kết cấu hạ tầng hàng không đã được xây dựng trên đất quốc phòng thì khi giao, khai thác, bảo trì, nâng cấp mở rộng, xử lý công trình đó phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng.

Khi thực hiện giao, khai thác, xử lý TS theo quy định tại Nghị định này, trường hợp TS có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng. Trường hợp TS liên quan đến an ninh quốc gia xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì phải có ý kiến của Bộ Công an. Trường hợp TS không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, cơ quan quản lý hàng không, cơ quan quản lý TS có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý TS.

Trường hợp thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, mở rộng, khai thác, xử lý TSKCHT hàng không theo quy định tại Nghị định này mà làm ảnh hưởng đến các TSKCHT khác hoặc các TS khác thuộc khu vực CHK, SB thì phải có ý kiến của đối tượng được giao quản lý các TS có liên quan đó và phải có giải pháp, xác định rõ trách nhiệm để khắc phục.

Việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với TSKCHT hàng không được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán theo quy định; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác TSKCHT hàng không phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, sử dụng đối với đất gắn với TSKCHT hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan. Trường hợp thu hồi TSKCHT hàng không gắn với đất theo quy định của pháp luật đất đai thì việc thu hồi đất gắn với TS, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, việc xử lý TS sau khi bồi thường thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc sử dụng quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Danh mục tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được đề xuất áp dụng tại Nghị định

Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay.

Công trình thuộc kết cấu hạ tầng sân bay, gồm: Đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình, khu phụ trợ của sân bay; công trình khẩn nguy sân bay và công trình phòng, chống cháy nổ trong sân bay; công trình hàng rào vành đai sân bay, bốt gác và đường giao thông nội cảng trong sân bay; công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sân bay; bãi tập kết phương tiện, thiết bị mặt đất, khu vực tra nạp nhiên liệu cho phương tiện, thiết bị mặt đất; các công trình khác thuộc khu bay.

Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không, khẩn nguy sân bay ngoài sân bay.

Công trình hàng rào cảng hàng không; đường giao thông nội cảng ngoài sân bay; công trình cấp điện; công trình cấp, thoát nước; công trình chiếu sáng; công trình thông tin liên lạc.

Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ngoài sân bay.

Công trình nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistics hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hoá kèm khu tập kết hàng hóa.

An Nhi

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).

Tin khác

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Từ ngày 15/12/2024, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ có quy định về chế độ quản lý, tính hao mòn

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 77/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn kê khai, báo cáo về loại tài sản này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Tháng 10/2024 thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 38.298 tỷ đồng, tăng 16,8% so với tháng liền trước. Lũy kế 10 tháng năm 2024, số thu đạt 346.283 tỷ đồng, bằng 92,3% dự toán, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Cả nước tiết kiệm khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên trong năm 2024

Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo... Trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội việc cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Vì sao còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ?

Bộ Tài chính đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến hơn 14.343 tỷ đồng vốn đầu tư công đến nay vẫn chưa được phân bổ.
Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động đấu giá tài sản

Dự thảo Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến rộng rãi. tại dự thảo Thông tư có quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định như nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ.
Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công lần 3. Nghị định mới dự kiến sẽ thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP (Nghị định 167) của Chính phủ cũng quy định về nội dung này trước đó và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP (Nghị định 67) sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công: Sửa đổi từ phân cấp sang phân quyền giúp tài sản được quản lý, sử dụng hiệu quả hơn

Tại Dự án 1 Luật sửa 7 luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo trình Chính phủ trình Quốc hội có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có việc sửa đổi từ cơ chế phân cấp sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, Bộ, cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công. Việc sửa đổi này được cho là sẽ giúp việc khai thác, xử lý tài sản công hiệu quả, huy động tối đa nguồn lực từ tài sản công để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động