Điểm sáng kinh tế 2022 và con số vượt mốc 700 tỷ USD trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa

Nhắc đến điểm sáng kinh tế của năm 2022, không thể không nhắc đến con số vượt mốc 700 tỷ USD trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa, lập một kỷ lục mới. Thứ hạng của Việt Nam được nâng thêm một bậc trên thương trường quốc tế. Đằng sau thành tựu ấy, có rất nhiều đóng góp thầm lặng của những cán bộ công chức ngành Hải quan Việt Nam.

Từng viên gạch nhỏ…

Ngày 1/1/2022 - Tết Dương lịch, những xe hàng chở ván bóc, tinh bột sắn, nông sản... nối đuôi nhau xếp hàng dài ở cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai chờ làm thủ tục sang Trung Quốc. Công chức hải quan trực tại đây quyết định “bỏ bữa trưa”, tập trung thông quan thật nhanh. Đến cuối ngày, 150 phương tiện hai chiều thông quan thành công. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu ngày đầu tiên của năm 2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai làm thủ tục đạt gần 400.000 USD. Với họ, con số này là một niềm vui lớn sau biết bao ngày cửa khẩu “phập phù đóng mở” do kiểm soát dịch bệnh nhiều tháng liền, lớn hơn cả niềm vui chào đón một năm mới đến.

Ngày 20/1/2022 – chỉ còn chục ngày là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, khu vực biên giới thuộc địa bàn Lạng Sơn chìm trong không khí se lạnh, mưa phùn lất phất, bãi đất Dốc Quýt tập kết hàng nghìn xe hàng nhầy nhụa bùn đất. Phòng làm việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh cũng như Chi Ma đều “đỏ đèn” đến nửa đêm để tăng tốc độ thông quan mà mỗi ngày cũng chỉ giải quyết được khoảng 90 - 100 xe trong điều kiện kiểm soát dịch ngặt nghèo. Nhưng rồi với nỗ lực đó, hầu hết xe hàng đã được giải phóng, mang tết đến cho hàng nghìn thương nhân.

Cuối tháng 8/2022, trước bối cảnh thị trường trong nước đang cần nguồn cung xăng dầu lớn để phục vụ dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Tổng cục Hải quan “phát lệnh” tới tất cả hải quan địa phương phải bố trí cán bộ, công chức trực giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vướng mắc đối với xăng dầu nhập khẩu kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính, đảm bảo thông quan 24/7.

Thầm lặng góp sức cho tăng trưởng xuất, nhập khẩu
Ảnh minh họa

Ngày 5/12/2022, quốc lộ 8A đường lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) sạt lở nghiêm trọng sau nhiều ngày mưa lớn. Đất đá sạt lở đã khiến tuyến đường lên cửa khẩu bị ách tắc hoàn toàn. Hàng chục phương tiện bị mắc kẹt trên đường không thể di chuyển. Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chủ động hướng dẫn, sắp xếp phương tiện vận chuyển hàng hóa tại khu vực cửa khẩu. Ngay khi thông đường, cán bộ công chức tại đây đã đội mưa điều tiết xe hàng và tập trung làm thủ tục thông quan cả hai chiều xuất, nhập. Hơn 22 giờ ngày 6/12, tất cả số phương tiện vận tải hàng hóa tồn đọng đã được giải phóng.

Những câu chuyện như vậy không hiếm gặp nếu ai đó có dịp đến các cửa khẩu biên giới chứng kiến cán bộ hải quan làm việc. Không chỉ vậy, ở đâu đó, có những công chức hải quan sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ gọi “video call” cho từng doanh nghiệp để hướng dẫn sửa đổi từng dòng trong tờ khai. Ở đâu đó, có những cán bộ sẵn sàng “cầm tay chỉ việc” doanh nghiệp mới, trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ mỗi bước thủ tục. Hàng trăm tổ hỗ trợ giải đáp vướng mắc được dựng lên tại từng cửa khẩu. Hàng trăm số điện thoại đường dây nóng được lập ra và giao phó cho những cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu để giải đáp nhanh nhất, đúng nhất cho doanh nghiệp 24/7…

Tất cả đều là những ví dụ tiêu biểu cho sự “nhiệt huyết, tận tâm” của cán bộ, công chức ngành Hải quan nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, bởi từng cán bộ công chức hải quan đều hiểu rõ rằng, mỗi lô hàng, dù lớn hàng triệu USD hay nhỏ vài triệu đồng, chỉ cần thuận lợi thông quan đều trở thành một viên gạch xây nên “công trình” thương mại hàng hóa Việt Nam.

… Xây giá trị lớn

10 giờ 30 phút ngày 15/12/2022, trị giá xuất nhập khẩu chính thức vượt mốc 700 tỷ USD. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thêm một lần bước lên đỉnh cao mới. Điều quan trọng đáng ghi nhận là kỷ lục này Việt Nam đạt được chỉ hơn 1 năm, sau khi “đỉnh” cũ 600 tỷ USD được thiết lập.

Dĩ nhiên, kết quả này được dựng lên không chỉ đơn thuần bằng “nhiệt tâm” của từng cán bộ hải quan. Điều đó trước tiên xuất phát từ những chỉ đạo sát sao từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quyết liệt của Bộ Tài chính; cùng sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các giải pháp đẩy mạnh việc cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính… qua đó tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp đạt những thành công mới.

Trong bối cảnh đó, cơ quan hải quan đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, mà đáng ghi nhận nhất chính là nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về hải quan, cải cách thể chế, chuẩn bị thực hiện hải quan số.

Cho đến nay, đã có 14,5 triệu tờ khai làm thủ tục hải quan, tăng 5,1% so với cùng thời gian năm 2021. Trên phạm vi toàn quốc, số lượng doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa là 96,1 nghìn. Hiện tại, có tất cả 46 ngân hàng thương mại tham gia phối hợp thu ngân sách với Tổng cục Hải quan, trong đó có 36 ngân hàng thương mại thực hiện thu qua Cổng thanh toán điện tử và thông quan. Tổng số thu ngân sách qua Cổng thanh toán điện tử đến ngày 13/12/2022 là 408,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 98%.

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tính đến ngày 1/12/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối. Ngành Hải quan cũng chủ trì duy trì kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên khác của ASEAN; phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các nước thành viên ASEAN để triển khai kết nối trao đổi Tờ khai Hải quan ASEAN theo lộ trình chung của ASEAN.

Để góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu trong các năm tiếp theo, sắp tới nhiều thủ tục thông quan sẽ được ngành Hải quan đơn giản hơn nữa. Theo ông Mai Xuân Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm tự động hóa, đơn giản hóa quy trình giám sát, kiểm soát. Bên cạnh đó, toàn ngành tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mới thay thế hệ thống công nghệ thông tin hiện hành.

Ngành Hải quan cũng sẽ cùng các bộ, ngành hoàn chỉnh nghị định về kiểm tra chuyên ngành, góp phần cải cách mạnh mẽ thủ tục hiện vẫn còn tồn tại, chồng chéo, qua đó giúp rút ngắn hơn nữa thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Kỳ vọng rằng, với những đường hướng rõ ràng, với nhiệt huyết vốn có, ngành Hải quan sẽ nỗ lực hơn nữa để khơi thông dòng chảy thương mại, đưa nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặt hái những thành tựu lớn hơn trong năm mới 2023.

Hồng Vân

Tin cùng chuyên mục

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Nhiều điểm sáng trong bức tranh nợ công

Trong năm 2024, các chỉ tiêu an toàn nợ tiếp tục đảm bảo trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn, được Quốc hội phê duyệt. Quy mô nợ công cuối năm 2024 dự kiến khoảng 36 - 37% GDP. Việc kiểm soát tốt nợ công, cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam khiến cho “bức tranh nợ công" của Việt Nam càng trở nên tươi sáng hơn.
Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Người nộp thuế không mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức

Tổng cục Thuế đề nghị người nộp thuế không mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp, kịp thời cung cấp thông tin các đối tượng rao bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp cho cơ quan thuế và cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Năm 2025, bộ, ngành, địa phương đã phân bổ vốn đầu tư công đạt trên 96%

Tính đến thời điểm này, các bộ, ngành, địa phương đã phân bổ chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 96%. Tuy nhiên, hiện còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ hết số vốn được giao.
Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 93% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao

Ước đến ngày 31/1/2025, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 84,47% kế hoạch, đạt 93,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này xấp xỉ với mục tiêu của Chính phủ đặt ra là giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt 95% trở lên.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh (TPHCM) Phan Văn Mãi cho biết, mấy năm qua chưa năm nào TPHCM giải ngân đạt 95%. Khối lượng thường dồn rất lớn vào cuối năm. Năm 2025 các địa phương, đơn vị phải cố gắng chủ động hàng tuần, tháng để đạt được chỉ tiêu 95%.

Tin khác

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất được quy định tại Nghị định của Chính phủ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP (Nghị định số 03) quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất, thay thế Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167.
Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Bác bỏ thông tin "Cơ quan thuế có quyền truy cập vào tài khoản cá nhân để truy thu thuế"

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng: “Từ ngày 1/1/2025 cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế về thương mại điện tử ”, về nội dung thông tin này Tổng cục Thuế khẳng định là không chính xác theo quy định pháp luật thuế.
Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Năm 2025, Đồng Nai sẽ đấu giá 30 khu đất công

Sau hai năm công tác đấu giá đất công không thu được kết quả như mong muốn, năm nay Đồng Nai lên kế hoạch đấu giá 30 khu đất có vị trí đắc địa, nhằm tạo nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Sau khi tiếp thu và giải trình các ý kiến đóng góp, Bộ Tài chính đã đổi tên dự thảo "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công" thành "Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất". Đồng thời bổ sung thêm nhiều quy định giúp cho việc sắp xếp, xử lý lại loại tài sản này đạt hiệu quả cao hơn.
Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Tiếp thu ý kiến (lần 3) dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Bộ Tài chính có Công văn số 12828/BTC-QLCS ngày 25/11/2024 gửi lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Bộ Tài chính đã tổng hợp các ý kiến và có những giải trình, tiếp thu cụ thể đối với từng ý kiến tham gia.
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử trong bán tài sản công

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 14590/BTC-QLCS hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công và tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng.
Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo vượt ít nhất 15% dự toán

Nhằm phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2024 thêm ít nhất 15% dự toán Quốc hội giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ban hành Chỉ thị số 06/CT-BTC về việc tăng cường các giải pháp quản lý thu, đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính cho rằng, cần thiết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn tiếp và Bộ sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết của Quốc hội để kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Tài sản công đã được quản lý chặt chẽ, hiệu quả

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết, năm 2024, Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính đã hoàn thành được một khối lượng công việc “khổng lồ”, đúng với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng thắng mưa”… giúp cho tài sản công được quản lý ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.
Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động