Doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp thích ứng với tăng giá điện

Giá điện đã được điều chỉnh tăng bình quân 3% từ ngày 4/5/2023, mặc dù mức tăng được cho là không lớn, nhưng đã và đang tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh này, doanh nghiệp đang nỗ lực áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh...

Những ngành chịu ảnh hưởng từ việc tăng giá điện

Đề cập đến việc tăng giá điện tác động ra sao đến hoạt động của doanh nghiệp (DN), ông Nguyễn Xuân Nam - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, theo tính toán của Bộ Tài chính, nếu giá điện tăng 10% sẽ tác động vào CPI là tăng 0,33%. Nếu giá điện tăng 5% sẽ kéo CPI tăng 0,17%. Hiện nay, mức tăng giá điện là 3% là mức thấp nhất trong biên độ được Chính phủ cho phép, tác động lên CPI sẽ rất nhỏ.

Nếu tính tác động tới giá thành các ngành sản xuất dùng nhiều điện như sản xuất thép, xi măng, giấy thì giá thành thép tăng khoảng 0,18%, xi măng tăng khoảng 0,45% và sản xuất giấy tăng khoảng 0,4%...

Doanh nghiệp tìm giải pháp thích ứng với giá điện tăng

Theo EVN, với mức tăng 3%, đối với 528.000 khách hàng kinh doanh dịch vụ, bình quân mỗi tháng khách hàng kinh doanh trả tiền điện 5,3 triệu đồng/tháng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 141.000 đồng. Có 1,822 triệu hộ sản xuất, thì bình quân mỗi tháng mỗi hộ sản xuất trả tiền điện 10,6 triệu đồng. Sau khi thay đổi giá mỗi tháng sẽ trả thêm là 307.000 đồng.

Ở góc độ DN, cảm nhận về áp lực của việc tăng giá điện, theo bà Tô Thanh Phương - Kế toán trưởng Nhà máy may Vinatex Bạc Liêu, nhiều DN sản xuất gặp khó khăn do chi phí, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Nay giá điện lại tăng khiến DN thêm khó.

Không đẩy áp lực giá cho người tiêu dùng

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, hiện nay trừ ngành hàng không, vận tải đường thủy, đường sắt và một phần vận tải đường bộ là sử dụng xăng dầu, nhiên liệu hóa thạch, còn lại hầu hết các ngành đều sử dụng điện làm nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh hiện nay, để giảm áp lực tăng giá điện, chia sẻ khó khăn với nhà nước, người tiêu dùng, bản thân doanh nghiệp cần phải có ý thức tiết kiệm điện, cơ cấu lại sản xuất, cơ cấu lại giá thành cho hợp lý, không đẩy áp lực giá cho người tiêu dùng, tránh việc lợi dụng việc tăng giá điện để tăng giá hàng hóa, gây tác hại đến kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhà máy may Vinatex Bạc Liêu là DN chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo sang thị trường châu Âu. Dây chuyền máy móc hoạt động 24/24 giờ, tiêu thụ lượng điện năng lớn nên việc tăng giá điện đã tạo thêm áp lực cho DN.

“Hiện nhà máy có 16 dây chuyền may, tất cả các công đoạn đều phải sử dụng điện. Mỗi tháng nhà máy chi trả tiền điện từ 180 - 190 triệu đồng. Từ đầu năm tới nay, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm, trong khi đó chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng, nguồn lao động cũng tăng thêm 200 lao động so với năm 2022…” - bà Tô Thanh Phương chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Kết - Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác SKD Việt Nam, tăng giá điện là DN phải tăng thêm chi phí sản xuất. Dự tính mỗi tháng, SKD sẽ phải bỏ thêm 4 - 5 triệu đồng cho chi phí tiền điện. Trong bối cảnh lạm phát ở một số quốc gia, nhu cầu tiêu thụ giảm như hiện nay thì DN buộc phải tiết giảm chi phí để chia sẻ với ngành điện.

Tiết kiệm điện, tối ưu hóa chi phí

Sau 4 năm được Chính phủ, bộ, ngành nỗ lực kìm giữ, thì việc giá điện tăng 3% so với giá bán lẻ bình quân hiện hành kể từ đầu tháng 5/2023, được cộng đồng DN chia sẻ và cho rằng sẽ có biện pháp thích ứng.

Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, giá điện tăng 3% với ngành may thì không ảnh hưởng gì lớn, nhưng ảnh hưởng tương đối nhiều đến ngành kéo sợi. DN ý thức rằng việc tăng giá điện là điều không tránh khỏi do áp lực đầu vào của sản xuất điện, tuy nhiên việc tăng ở thời điểm này cũng là thách thức, khó khăn cho DN do chịu cạnh tranh lớn về mặt thị trường, đơn hàng thiếu hụt.

Để thích ứng với việc tăng chi phí sản xuất, trong đó có giá điện, bản thân ngành dệt may đã đặt ra các giải pháp cho mục tiêu phát triển, trong đó các DN đã sử dụng điện mặt trời (điện áp mái). Hiện nay, một số DN kéo sợi khu vực phía Nam trong mấy năm qua đã đầu tư điện áp mái để giảm bớt khó khăn về chi phí điện.

“Từ thách thức của tăng giá điện thì các DN của ngành dệt may cũng phải tính toán đến thắt chặt các khoản đầu tư vào chi phí để làm sao cân bằng được giá thành, đảm bảo cạnh tranh với các DN trong khu vực. Đặc biệt là tạo ra được sự phát triển ổn định, bền vững, hạn chế áp lực về giá làm mất khả năng cạnh tranh của DN trong thời gian tới. Cơ quan nhà nước cần tập trung vào việc phân tích, đánh giá tác động của việc tăng giá điện lần này, bởi lẽ có thể việc tăng giá điện chưa dừng lại. Để khi quyết định tăng giá điện làm sao hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến hoạt động của DN…”- ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Chia sẻ về giải pháp thích ứng với tăng giá điện, bà Nguyễn Thùy Dương - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH bán lẻ BRG cho biết, từ 4/5 bắt đầu giá điện tăng 3%, mức tăng này được cho là khá thấp trong bối cảnh hiện nay, nhưng để đánh giá tác động của tăng giá điện ảnh hưởng như thế nào tới kinh doanh và giá thành sản xuất thì cần phải có thời gian sau 1-2 tháng mới có thể đánh giá được mức tiêu hao năng lượng.

Cùng với đó, mức tiêu thụ năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nắng nóng kéo dài hay chỉ từng đợt, nếu nắng nóng nhiều, kéo dài thì mức tiêu thụ năng lượng càng tăng cao, mà tính luỹ tiến theo giá bậc thang thì mức chi trả tiền điện cũng nhiều lên.

Tuy nhiên, với siêu thị trong bối cảnh chung hiện nay đều mong muốn kích cầu tiêu dùng, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá thành sản phẩm, nên với BRG nói riêng và các hệ thống siêu thị nói chung đều có mong muốn đưa giá sản phẩm thiết yếu tốt nhất, bình ổn đến cho khách hàng. Hệ thống siêu thị BRG sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng, tiết giảm và thay thế trang thiết bị để tiết kiệm điện và vận hành được tiết kiệm, hiệu quả nhất. Nỗ lực đảm bảo mặt bằng giá hàng hóa, không tăng giá bất hợp lý do tăng giá điện ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Huy động nguồn cung đảm bảo không để thiếu điện

Ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Điều tiết điện lực, Bộ Công thương cho biết, việc đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế luôn là vấn đề được dư luận quan tâm.

Năm nay các hồ thủy điện trong tình trạng thiếu nước, nhiều hồ đã về đến mực nước chết, gây khó khăn trong vận hành và cung ứng điện. Bộ Công thương đã có nhiều giải pháp để đảm bảo việc cung ứng điện, cũng như đảm bảo cung cấp than, khí cho sản xuất điện.

Bộ Công thương đã có cuộc họp với các tập đoàn, tổng công ty để đảm bảo cung ứng cho phát điện. Theo đó, Bộ yêu cầu EVN, TKV, Tổng công ty Đông Bắc cùng các đơn vị phải huy động mọi nguồn lực để đảm bảo việc phát điện, khẩn trương khắc phục các sự cố của các tổ máy để sớm đưa vào vận hành trở lại. Trong đó, các dự án năng lượng tái tạo cũng được huy động để giảm căng thẳng về cung ứng điện.

Nhằm giải tỏa áp lực thiếu nguồn điện, ngày 18/5, Bộ Công thương đã thống nhất giá tạm thời của 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời. Như vậy, các nhà máy này khi đã có giá tạm thời, khi được huy động sẽ được phát điện lên lưới. Tuy nhiên, đây chỉ là một biện pháp tạm thời trong việc đảm bảo cung ứng điện.

Theo báo cáo của EVN, tính đến ngày 10/5, đã có 31/85 dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 1.956,8MW đã nộp hồ sơ đàm phán giá điện, trong đó 15 dự án hoàn thiện hồ sơ và đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN.

S. Linh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ Tài chính ban hành quy chế thực hiện dân chủ

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định số 2449/QĐ-BTC ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính.
Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Hết quý III/2024, xuất khẩu hàng hóa thu về gần 300 tỷ USD. Nếu duy trì được mức xuất khẩu tháng sau cao hơn tháng trước trong quý IV/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước lập mốc lịch sử khoảng 400 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hóa là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta với những dấu hiệu phục hồi, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định trong 9 tháng của năm 2024.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

Tính chung 9 tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã tuân thủ nghiêm quy chế về công khai, minh bạch ngân sách; các địa phương, UBND các tỉnh đã quan tâm sâu sát trong công tác chỉ đạo công khai, minh bạch ngân sách ở địa phương mình.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại biên giới

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Tin khác

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước; tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/9 - 4/10/2024.
Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Quyết liệt triển khai các giải pháp để đạt mục tiêu vượt thu đề ra trong năm 2024

Trong bối cảnh công tác thu ngân sách nhà nước đối diện với một số khó khăn, nhưng trong 3 tháng cuối năm, ngành Tài chính tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu vượt thu đã đề ra trong năm 2024.
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

TP. Hồ Chí Minh: Trước ngày 15/10 sẽ ban hành bảng giá đất mới

UBND TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản báo cáo HĐND thành phố liên quan công tác sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 6/1/2020 của UBND thành phố quy định về bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2020-2024 (Quyết định 02/2020). Theo đó, thành phố sẽ ban hành bảng giá đất mới trước ngày 15/10/2024.
Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Xử lý giao dịch thanh toán tiền sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng

Ngày 30/9, Chính phủ ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 9 được công bố ngày 25/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Nguyên nhân nhiều công trình giao thông trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Tính đến giữa tháng 9/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cho các công trình giao thông trọng điểm của TP. Hồ Chí Minh mới chỉ đạt gần 20% trên tổng số hơn 12.000 tỷ đồng vốn được giao trong năm 2024.
Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Nỗ lực kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế Tây Nguyên

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (nâng cấp quốc lộ 19), đặc biệt là đoạn qua đèo An Khê, đang trong giai đoạn thi công khẩn trương, vượt qua thách thức do thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10/2024 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh các tỉnh Tây Nguyên.
Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn điện tử

Tính đến thời điểm 16-8-2024, hệ thống hóa đơn điện tử đã tiếp nhận và xử lý hơn 9,6 tỷ hóa đơn. Về hoạt động khai thuế điện tử, tính đến ngày 30-6-2024, đã có 932.509 doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử trên tổng số 933.274 doanh nghiệp đang hoạt động, đạt tỷ lệ 99,99%.
Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Kiên Giang khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng việc đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Trước thực trạng trên, tỉnh đã nghiên cứu, vận dụng nhiều giải pháp nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh hạ tầng các KCN.
Xem thêm
Phiên bản di động