Dự thảo Luật Giá (sửa đổi): Quy định rõ nguyên tắc kiểm tra về giá, đảm bảo công khai, minh bạch
Tại Luật Giá hiện hành chưa có các quy định có tính nguyên tắc và cụ thể về công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá; chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá và thẩm định giá vẫn còn chưa đủ chặt chẽ, đảm bảo theo kịp với sự phát triển, thay đổi không ngừng của kinh tế - xã hội nói chung, cũng như từng ngành nghề nói riêng.
Do vậy, công tác kiểm tra, thanh tra về giá luôn gặp khó khăn nhất định mỗi khi có yêu cầu tổ chức kiểm tra, thanh tra giá hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Trong bối cảnh trao nhiều quyền chủ động cho doanh nghiệp thì việc tăng cường công tác hậu kiểm cần thiết được chú trọng hơn nữa.
Dự thảo Luật Giá sửa đổi đã bổ sung quy định rõ nguyên tắc thanh kiểm tra về giá, đảm bảo công khai, minh bạch. Ảnh: TL. |
Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã quy định rõ về nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá.
Theo đó, mục đích kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá nhằm đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá và thẩm định giá.
Nguyên tắc kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá thực hiện theo kế hoạch hoặc theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Việc triển khai theo cơ chế xử lý rủi ro, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đồng thời, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.
Nội dung kiểm tra phải được thể hiện chi tiết tại kế hoạch kiểm tra do cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Kiểm tra phải bảo đảm phù hợp với định hướng xây dựng hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giá; không trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị trong cùng thời kỳ kiểm tra. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải được xử lý, khắc phục kịp thời./.
Kiểm tra phải đúng thẩm quyền và theo quy định pháp luật
Việc triển khai theo cơ chế xử lý rủi ro, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định, đồng thời, không gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. |