Cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, kịp thời nhằm kiểm soát lạm phát

Trước diễn biến giá cả một số hàng hóa thiết yếu vẫn neo ở mức cao, các chuyên gia kinh tế đề nghị cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tăng giá bất hợp lý, ảnh hưởng tới mục tiêu điều hành lạm phát và đời sống của người dân.

Giá một số mặt hàng vẫn neo ở mức cao

Ở kỳ điều hành gần nhất, giá xăng dầu giảm hơn 1.000 đồng/lít, về mức thấp nhất từ đầu năm. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 24 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 10 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Lần giảm mạnh này đã kéo giá xăng về mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Đến thời điểm này, giá dịch vụ vận tải đã giảm do giá xăng dầu giảm. Đa số các hãng taxi (khoảng 59,57% các đơn vị) sau khi kê khai tăng giá đã giảm hoặc kê khai giảm giá (từ 800 - 1.000 đồng/km) tương đương từ 6% - 12%; 42,6% đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng giảm cước khoảng 5,26% -14,7%.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, giá một số hàng hóa thiết yếu vẫn ở mức cao. Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số chợ truyền thống, giá cả một số mặt hàng như thịt lợn, rau xanh, thực phẩm tươi sống, đồ khô, dầu ăn… vẫn đang neo ở mức cao.

Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Văn Chung

Thịt lợn là một trong những mặt hàng thực phẩm tăng giá nhiều nhất trong thời gian qua. Tính từ đầu năm đến nay, giá thịt lợn hơi đã tăng từ 15% - 30%. Có nhiều nguyên nhân khiến giá thịt lợn trên thị trường vẫn ở mức cao như: Ảnh hưởng từ chi phí đầu vào, nhất là giá thức ăn chăn nuôi làm việc tái đàn lợn gặp khó khăn; nguồn cung giảm; việc mua bán vận chuyển, giết mổ vật nuôi giảm mạnh… Có thời điểm dù giá lợn hơi đã giảm, nhưng giá thịt lợn vẫn ở mức từ 110.000 - 150.000 đồng/kg, tùy loại và không có dấu hiệu giảm. Mặt hàng rau xanh cũng ở mức cao. Đơn cử như hành lá 70.000 đồng/kg; xà lách 50.000 đồng/kg; cải bắp 25.000 đồng/kg, cà chua 40.000 đồng/kg, rau muống 20.000 đồng/mớ…

Tuy nhiên, ở một số siêu thị đã thực hiện tốt việc bình ổn giá. Một số siêu thị và các điểm phân phối hàng hóa cũng điều chỉnh giảm thêm 3% - 5%. Có nhiều loại hàng hóa đã giảm từ 10% - 15% so với thời điểm trước.

Dự báo lạm phát từ 3,4 - 3,8%

Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá gần đây, Bộ Tài chính đã đưa ra 2 kịch bản điều hành giá. Ở kịch bản thứ nhất, dự báo CPI bình quân năm 2022 so năm 2021 tăng khoảng 3,37%. Ở kịch bản xấu hơn, CPI ở mức 3,87%. Do đó, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37 - 3,87%.

Những dự báo đến từ một số cơ quan cũng không vượt mốc 4% theo mục tiêu đề ra. Cụ thể: Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,4% - 3,7%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,7 ± 0,3%.

Trong chỉ đạo mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị cần thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, lãi suất, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ phục vụ tăng trưởng. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Sau cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vào gần cuối tháng 8 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành kết luận chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là trong điều hành, phải tiếp tục theo dõi sát diễn biến thực tế, từ đó đưa ra được chính sách phù hợp. Đồng thời, ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu, giám sát chặt biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là xăng dầu.

Công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chỉ đạo, điều hành giá cả. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp điều hành giá phù hợp nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4% đã đề ra.

Giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường cũng là vấn đề làm “đau đầu” các nhà quản lý. Do đó, trong chỉ đạo điều hành, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá luôn lưu ý các bộ, ngành cần đề xuất, xây dựng các phương án điều chỉnh giá. Trong đó, cần đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều chỉnh giá, hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định mà không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Trần Thắng

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Ưu tiên "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp

Mặc dù những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế đã xuất hiện khi kết thúc quý I, nhưng đầu tư tư nhân suy giảm, doanh nghiệp vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia cho rằng, một trong những ưu tiên chính là tập trung "hồi sức" cho khu vực doanh nghiệp, phục hồi động lực tăng trưởng cho năm nay mà còn tạo nền tảng bền vững hơn cho giai đoạn tới.
Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

Thanh Hóa: Thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc gần 24ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định thành lập cụm công nghiệp Thuần Lộc tại xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có diện tích gần 24 ha, với tổng mức đầu tư tạm tính gần 210 tỷ đồng.
TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

TP. Hồ Chí Minh sẽ ra mắt Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0

Trung tâm cách mạng công nghiệp 4.0 Việt Nam đặt tại TP. Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm đầu não tham mưu chính sách công nghiệp quốc gia, thí điểm triển khai các chính sách công nghiệp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế trong cách mạng công nghiệp 4.0.
Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Giá vàng, giá vé máy bay tăng, lãnh đạo các bộ nói gì?

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, cho ý kiến về công tác điều hành giá từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải đã có nhận định về thị trường vàng và giá vé máy bay tăng thời gian qua.
Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế công bố danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 04/2024/TT-BYT (Thông tư 04) quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc. Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng và danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Tin khác

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tổng cầu, ổn định vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng

Tại cuộc Hội thảo khoa học quốc gia và công bố Ấn phẩm đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2023, với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024: Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Kinh tế quốc dân, phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức mới đây, các chuyên gia đã nhận định, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Do đó, các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Điều tra thông tin 960 nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước

Song song với Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ, Điều tra doanh nghiệp năm 2024 đang được Tổng cục Thống kê triển khai trên toàn quốc từ 1/4/2024. Đây là cuộc điều tra thống kê quốc gia được thực hiện hàng năm, nhằm thu thập thông tin toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên cả nước.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6%

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Bình Dương đặt mục tiêu thu hút hơn 130 dự án đầu tư vào khu công nghiệp

Theo kế hoạch năm 2024, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đặt ra mục tiêu thu hút khoảng 130 - 140 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, với tổng số vốn đầu tư nước ngoài khoảng 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Hà Nội tháo gỡ khó khăn cho khu cụm công nghiệp

Các doanh nghiệp đầu tư hoạt động tại các khu cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần cơ quan chức năng vào cuộc cùng tháo gỡ.
Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa chính thức công bố cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

Doanh nghiệp Việt có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN

HSBC vừa công bố kết quả “Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN”, được thực hiện trong tháng 2/2024 với 600 câu trả lời từ các doanh nghiệp đang hoạt động tại 6 thị trường lớn nhất ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và có doanh thu hàng năm ít nhất 150 triệu USD.
Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Kế hoạch Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Đức ngày càng hiện diện đông đảo tại Việt Nam

Sự hiện diện ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không chỉ cho thấy niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường mà còn cho thấy, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
Xem thêm
Phiên bản di động