Giải bài toán hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao khi ưu đãi thuế không còn là lợi thế

Các nhà đầu tư quốc tế đã đánh giá rất cao vị trí của Việt Nam trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn. Đến nay, nhiều nhà đầu tư nước ngoài không coi việc ưu đãi thuế là điểm chính để đầu tư vào Việt Nam, mà họ mong muốn một môi trường đầu tư thuận lợi, với hiệu quả sản xuất cao. Vậy đâu là giải pháp hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao khi ưu đãi thuế không còn là lợi thế.

Điểm sáng trong thu hút vốn

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong năm 2023 là một điểm sáng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của kinh tế đất nước, với tổng vốn FDI đăng ký đạt gần 37 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ.

Giải bài toán hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao | DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH
Nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại đã đến Việt Nam, đặt các cơ sở, nền tảng cho hoạt động sản xuất chip, chất bán dẫn... làm thay đổi cơ cấu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Việc chuyển hướng từ một quốc gia chủ yếu kêu gọi đầu tư nước ngoài giải quyết vấn đề thâm dụng lao động, thì trong năm 2023 nhất là thời điểm cuối năm có rất nhiều tập đoàn công nghệ hiện đại đã đến Việt Nam, đặt các cơ sở, nền tảng cho hoạt động sản xuất chip, chất bán dẫn, cũng như liên quan đến các yếu tố điện tử,... từ đó làm thay đổi cơ cấu để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Điều này cho thấy chúng ta đang thu hút nguồn công nghệ hiện đại hơn, với lao động có trình độ năng lực cao hơn và yêu cầu nâng cao giá trị thực của sản phẩm, cũng là định hướng mà Việt Nam mong muốn. Vì vậy, đây chính là thời cơ để chúng ta có thể tạo sự lan truyền về việc sử dụng công nghệ cao, ứng dụng năng suất lao động mới, làm thay đổi toàn bộ cấu trúc nền sản xuất tại Việt Nam; trong bối cảnh có nhiều thay đổi về địa chính trị, cũng như các yếu tố kinh tế trên toàn cầu đang tạo điều kiện để phía nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy Việt Nam như một địa chỉ phù hợp với đầu tư sản xuất chip điện tử, các linh, phụ kiện đáp ứng nhu cầu cho toàn thế giới.

Có thể thấy, các nhà đầu tư quốc tế đã đánh giá rất cao vị trí của Việt Nam trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn, tôi cho rằng có hai nguyên nhân chính đó là:

Thứ nhất, chúng ta có những đặc điểm đặc biệt khi đã ký 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung cơ bản của các Hiệp định này là mở cửa giao thương quốc tế, giảm thuế quan, phi thuế quan, từ đó tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa đi các nơi dễ dàng.

Thứ hai, Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng hàng chục năm liên tiếp đều ở mức cao, ngay cả trong năm 2023 chúng ta vẫn nằm trong Top 20 quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới, tiềm năng để các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều đáng mừng thì cũng rất đáng lo, đó là các nhà đầu tư đều mong muốn chúng ta có lực lượng lao động công nghệ trình độ cao, không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, lắp ráp, chế tạo đơn thuần, mà phải vươn đến tầm cao hơn trong tổng giá trị của các sản phẩm công nghệ.

Mặc dù Việt Nam đã có định hướng đào tạo các chuyên gia, lao động trình độ cao nhưng đến nay vẫn đáp ứng được ngay nhu cầu trước mắt của các tập đoàn lớn, đó cũng là vấn đề mà các trường đại học, các trung tâm đào tạo phải liên kết với nhau để giải bài toán về nhân lực cho hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này.

Không quá quan ngại về thuế tối thiểu toàn cầu

Vừa qua, nhiều nhà kinh tế cho rằng, một trong những ưu đãi để thu hút vốn FDI đó là thuế, nhưng từ năm nay sắc thuế tối thiểu toàn cầu đã bắt đầu lộ trình thực hiện, có thể gây ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chia sẻ với chúng tôi rằng, họ không coi việc ưu đãi thuế là điểm chính để đầu tư vào Việt Nam, mà mong muốn một môi trường đầu tư thuận lợi với hiệu quả sản xuất cao.

Khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu thì tất cả các doanh nghiệp đa quốc gia đều chịu thuế suất tối thiểu 15% trên toàn thế giới chứ không riêng Việt Nam. Vì thế sẽ không phải quá lo ngại vấn đề này, mà câu chuyện là làm sao để thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn rót vào công nghệ.

Bên cạnh đó, phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư thuận lợi, đơn cử như về cơ sở hạ tầng. Hiện các tập đoàn lớn đều đòi hỏi vấn đề cơ bản như có nguồn điện, nước ổn định, các trung tâm nghiên cứu R&D của các tập đoàn đều rất lớn, họ sẵn sàng đầu tư hàng tỷ USD nhưng nếu điện, nước, đường truyền... không ổn định thì họ không thể nghiên cứu ứng dụng được.

Chứng ta cần tránh xảy ra tình trạng như năm 2023 thường xuyên bị mất điện và phải quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện xử lý chất thải, khí thải đáp ứng các yêu cầu xanh hoá nền kinh tế, sản xuất, giúp sản phẩm của các tập đoàn đáp ứng được yêu cầu về giảm phát thải theo xu hướng chung.

Thêm một yếu tố rất quan trọng mà tôi đã đề cập trong lĩnh vực công nghệ cao đó là con người, trong đó tính ổn định của lực lượng lao động đóng vai trò then chốt. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, để khi Việt Nam áp dụng cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu thì cần phải xử lý thêm nhiều vấn đề khác để các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể giảm thấp chi phí mà lợi nhuận vẫn cao./.

Đinh Trọng Thịnh

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê tài sản công

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo chuyên đề về Tổng kiểm kê tài sản công do Bộ Tài chính tổ chức chiều ngày 18/12, ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết, đến thời điểm hiện tại, việc triển khai Đề án Tổng kiểm kê tài sản công của Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra; đặc biệt với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, tinh gọn bộ máy vẫn phải kiểm kê như bình thường.
Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Bộ Tài chính vừa có bản tổng hợp ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Sẽ giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đồng thời hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ ban hành.
Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản

Bộ Tài chính tiếp thu và giải trình các ý kiến tham gia dự thảo Thông tư quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá; quản lý; sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

TP. Hồ Chí Minh được bố trí hơn 84.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2025

Tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TP. Hồ Chí Minh thông qua Kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng vốn đầu tư công 84.149 tỷ đồng. Trong đó, vốn dự kiến ngân sách trung ương hơn 3.237,5 tỷ đồng và vốn thuộc ngân sách địa phương gần 80.911,5 tỷ đồng.

Tin khác

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng TP. Cần Thơ cho biết đang phấn đấu giải ngân kế hoạch vốn giao năm 2024 đạt 95% trở lên. Tính đến giữa tháng 11/2024, ban đã thực hiện giải ngân được hơn 1.917 tỷ đồng, đạt hơn 71% kế hoạch vốn.
Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài đạt 39,06% kế hoạch

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vay nước ngoài 11 tháng kế hoạch 2024 của các bộ, ngành đạt 39,06% kế hoạch vốn điều chỉnh, tương đương 3.285,7 tỷ đồng.
Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Luật Đầu tư công (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua. Điểm mới quan trọng của Luật là có nhiều quy định phân cấp, phân quyền mạnh mẽ về đầu tư công như nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia, phân cấp Thủ tướng điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, chuyển thẩm quyền quyết định đầu tư dự án từ HĐND sang UBND...
Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Phổ biến chính sách mới về tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính

Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 60% so với kế hoạch

Theo ước tính của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đến nay đạt hơn 60% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, vẫn còn cách mục tiêu đặt ra một "chặng" khá xa.
Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công sẽ được kiểm soát bằng quyền lực

Với quan điểm mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc chặt chẽ với trách nhiệm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để kiểm soát quyền lực…, Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 189-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Ngành Tài chính hoàn thành tổng hợp kiểm kê tài sản công trước 31/5/2025

Để việc kiểm kê tài sản công trong toàn ngành được thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm quy định về Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 12183/BTC-QLCS yêu cầu các các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất.
Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Bộ Tài chính phổ biến chính sách về tài sản công

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công và triển khai quy định của pháp luật trong lĩnh tài sản công diễn ra ngày 12/11 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phổ biến các nội dung chính của Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công cho các đơn vị trong ngành Tài chính (từ TP. Đà Nẵng trở vào).
Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Công bố 3 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 8 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực công sản

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2589/QĐ-BTC công bố thủ tục hành chính (TTHC) mới ban hành trong lĩnh vực đất đai và TTHC bị bãi bỏ trong lĩnh vực tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Xem thêm
Phiên bản di động